Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là những phương thức thanh toán thay thế tiền mặt được dùng phổ biến hiện nay. Thế nhưng khái niệm về hai loại thẻ này thường dễ bị nhầm lẫn, khiến người dùng không thể phân biệt và chọn lựa cách sử dụng phù hợp. Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu chi tiết về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ qua nội dung bài viết dưới đây.
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là hình thức thanh toán thay thế tiền mặt phổ biến hiện nay. Đây là loại thẻ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Theo đó, bạn có bao nhiêu tiền trong thẻ sẽ được dùng bấy nhiêu. Có hai loại thẻ ghi nợ được dùng phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
Thẻ ghi nợ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng
Thẻ ghi nợ nội địa
Đúng như tên gọi, đây là loại thẻ có phạm vi sử dụng trong nước. Khách hàng có thể dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng tại siêu thị, nhà hàng, mua sắm online,… Điều kiện để dùng là những cửa hàng hay dịch vụ mà bạn sử dụng phải ở trong nước. Tùy từng ngân hàng mà mức phí dùng thẻ ghi nợ nội địa khác nhau. Nhưng đa phần đều là miễn phí.
Thẻ nội địa được sử dụng ở phạm vi trong nước
Thẻ ghi nợ quốc tế
Tương tự như thẻ nội địa về cách sử dụng nhưng phạm vi của thẻ ghi nợ quốc tế rộng hơn, quy mô toàn cầu. Nếu thẻ nội địa là miễn phí thì người sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế phải chịu một khoản phí nhất định.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Hay nói cách khác đây chính là hình thức vay tiền ngân hàng để thanh toán và tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ phải có trách nhiệm trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng.
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ
>>Click ngay: cách phân biệt các loại thẻ ngân hàng để chọn được loại thẻ tín dụng phù hợp nhất với chi tiêu của mình.
Với thẻ tín dụng thì khi đăng ký bạn bắt buộc phải chứng minh thu nhập, các loại tài sản,… Tùy vào khả năng của từng người mà khách hàng sẽ cho bạn một hạn mức chi tiêu hàng tháng của thẻ.
Thông thường sau 1 chu kỳ thường là 45 ngày, chủ thẻ phải chi trả số tiền đã chi tiêu của ngân hàng. Nếu chi trả trong khoản thời gian này bạn sẽ không bị tính lãi. Ngược lại, nếu thanh toán chậm cho ngân hàng sẽ bị tính lãi suất theo quy định.
Để đăng ký thẻ tín dụng, chủ thẻ phải đủ 18 – 21 tuổi trở lên. Nếu chưa đủ nhưng vẫn có nhu cầu sử dụng cách duy nhất là phụ huynh tạo cho bạn một thẻ tín dụng phụ.
Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán thông minh, nhiều ưu đãi
Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán thông minh. Nó còn được xem là hình thức vay tiền ngân hàng ưu đãi hơn nhiều so với các hình thức khác. Chủ thẻ có thể sử dụng để mua sắm, sử dụng dịch vụ, du lịch,… một cách thoải mái, tiện ích mà không cần tiền mặt. Cũng giống thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng có hai loại là nội địa và quốc tế.
Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là hai phương thức thanh toán thay thế tiền mặt được dùng phổ biến. Trong đó thẻ tín dụng là thẻ trả sau, có nghĩa là chi tiêu trước rồi thanh toán sau, còn thẻ ghi nợ là thẻ trả trước. Để hiểu hơn về hai loại thẻ này, hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây:
Làm thế nào phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ?
Tiêu chí so sánh | Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng |
Cấu tạo thẻ | – Mặt trước: Có dòng chữ “Debit” kèm theo biểu tượng của tổ chức phát hành gồm logo ngân hàng và logo của tổ chức liên kết (Visa, Mastercard). Ngoài ra còn có các thông tin như tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ.
– Mặt sau: Có dải băng từ chứa thông tin thẻ đã được mã hóa. |
– Mặt trước: Có chữ “Credit” (một số ngân hàng có thể không có) kèm theo các thông tin: Logo ngân hàng và logo thương hiệu liên kết phát hành (JCB, Visa, Mastercard), tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ.
– Mặt sau: Dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ (đây là các yếu tố bảo mật nên chủ thẻ cần đặt biệt đảm bảo không để lộ). |
Mức chi tiêu | Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản. | – Dựa vào hạn mức ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ.
– Khách hàng có thể thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Sau đó tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng. |
Điều kiện làm thẻ | Chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. | Người mở thẻ phải có: công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, Sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, Hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu…. |
Phí và lãi suất | Các mức phí như: phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí thường niên,…thấp. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí cao hơn thẻ nội địa.
Lãi suất: Khách hàng được trả lãi suất không kỳ hạn cho số dư trong tài khoản của mình. |
Các mức phí: Cao. Trong đó, phí rút tiền mặt có thể lên đến 4% và bị tính lãi suất. Được miễn phí internet banking.
Lãi suất: Khách hàng phải trả lãi suất cao khi dư nợ bị thanh toán chậm. |
Chương trình | Ít ưu đãi | Nhiều ưu đãi của ngân hàng và đối tác của ngân hàng |
Một số ngân hàng tiêu biểu tham khảo
Hiện nay, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực về mặt tài chính. Cũng chính vì mang đến nhiều loại ích khi sử dụng mà nhu cầu dùng thẻ tăng cao trong những năm gần đây. Nếu bạn chưa biết mở thẻ tín dụng, ghi nợ tại ngân hàng nào có thể tham khảo thông tin dưới đây để dễ dàng đưa ra lựa chọn:
Ngân hàng TPBank
Đăng ký làm thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ tại ngân hàng TPBank cực kỳ đơn giản, nhanh chóng. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit, phí sử dụng năm đầu tiên là 0 đồng, miễn phí tất cả các dịch vụ như phí rút tiền, phí phát hành, phí thường niên,..
Đặc biệt, thẻ Visa Debit của TPBank là 1 trong những loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam có tích hợp công nghệ contactless. Thẻ Visa của TPBank có phí chuyển đối ngoại tệ thấp nhất trong các loại thẻ được phát hành tại Việt Nam, 1.8%. Ngoài ra còn những ưu đãi sau đây:
- Hạn mức tín dụng hấp dẫn lên đến 300 triệu đồng;
- Hoàn tiền lên đến 7.2 triệu đồng;;
- Ứng tiền mặt linh hoạt với mức phí thấp nhất thị trường (3.59%);
- Ưu đãi lên đến 50% từ chương trình TPBank Zone;
- Thanh toán trực tuyến an toàn với tính năng bảo mật 2 lớp 3D Secure;
TPBank phát hành thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi
>>Click xem ngay: kiến thức về số thẻ tín dụng để tránh những lỗi đáng tiếc khi sử dụng thẻ tín dụng.
TPBank có LiveBank, phòng máy cho phép khách hàng nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm với mức lãi suất hấp dẫn hơn so với giao dịch trực tiếp. Nhờ LiveBank việc nộp tiền vào tài khoản ghi nợ hoàn thành nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi như tại chi nhánh.
Ngân hàng Vietcombank
Được biết đến là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại nước ta, vốn điều lệ lớn, hạng mục thẻ tín dụng của Vietcombank rất được ưa chuộng. Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American bao gồm sự kết hợp của 3 bên: Vietcombank, Vietnam Airlines và American Express. Đây là thẻ tín dụng cao cấp với hạn mức tối đa lên đến 1 tỷ đồng.
Thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng Vietcombank giới hạn chi tiêu tối đa một lần là 200.000.000 VNĐ. Đối với giao dịch qua ứng dụng và ATM là 50.000.000 VNĐ/ngày. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất kỳ đâu và được hưởng ưu đãi hấp dẫn.
Ngân hàng BIDV
BIDV nằm trong hệ thống 4 ngân hàng lớn ở nước ta. Chính vì tiềm lực tài chính lớn, uy tín nên nhiều khách hàng mong muốn sở hữu tấm thẻ tín dụng của ngân hàng nay.
Ngân hàng BIDV cung cấp đa dạng các loại thẻ tín dụng phù hợp cho những người có thu nhập trung bình, dao động từ 4.000.000 – 7.000.000 VNĐ/tháng. Phí thường niên ưu đãi, chỉ từ 200.000 – 400.000 VNĐ. Đó là:
- Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Classic;
- Thẻ đồng thương hiệu BIDV Visa Manchester United;
Thẻ tín dụng BIDV đa dạng hạn mức
Ngoài ra, BIDV còn cung cấp thẻ tín dụng hạn mức cao hơn, lên đến 1 tỷ đồng. Phí thường niên dao động từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ/năm. Cụ thể:
- Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Gold;
- Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Mastercard Platinum;
- Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Platinum;
Thẻ ghi nợ nội địa của BIDV có nhiều tính năng nổi bật như kết nối dịch vụ BIDV Pay Plus, rút tiền bằng mã QR, thanh toán dễ dàng trên thiết bị di động. Việc làm thẻ ghi nợ nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Ngân hàng VPBank
Với mức thu nhập bình quân từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ, bạn hoàn toàn có thể sở hữu thẻ tín dụng của ngân hàng VPBank. Hạn mức tối đa là 500.000.000 VNĐ, phí thường niên dao động từ 274.000 – 400.000 VNĐ. Loại này gồm hai thẻ tín dụng là VPBank Mastercard Mc2 Credit và VPBank Lady.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn phát hành thẻ tín dụng Mastercard Platinum và Thẻ Đồng thương hiệu Vietnam Airlines – VPBank Platinum Mastercard. Hạn mức tín dụng tối đa lên đến 1 tỷ đồng với phí thường niên từ 660.000 – 880.000 VNĐ/năm.
Ngân hàng Sacombank
Thẻ tín dụng nội địa của ngân hàng Sacombank, khách hàng chỉ cần mức thu nhập bình quân từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Sử dụng thẻ tín dụng Sacombank, khách hàng nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như trải nghiệm sân golf, thời trang, khách sạn,… toàn thế giới. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành thẻ tín dụng Sacombank Visa Platinum với hạn mức 1 tỷ đồng, phí thường niên 999.000 VNĐ/năm.
Thẻ ghi nợ của Sacombank cho phép khách hàng kết nối với tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng số tiền đó để giao dịch bất kỳ đâu với những tính năng cơ bản của thẻ ghi nợ.
Ngân hàng Techcombank
Dịch vụ chuyển khoản liên ngân hàng của ngân hàng Techcombank 24/24 hoàn toàn miễn phí. Còn khi đăng ký gói tài khoản, khách hàng được miễn phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa và phí rút là 1.100 đồng khi rút tại ATM của Techcombank và 3.300 đồng khi rút tại ATM ngân hàng khác.
Làm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Techcombank nhanh chóng, nhiều ưu đãi
Khi dùng thẻ ghi nợ nội địa, mỗi tháng nếu duy trì được số dư bình quân trong tài khoản lớn hơn 2 triệu đồng thì được miễn phí duy trì. Nếu không bạn sẽ bị thu phí 9.900 VNĐ/tháng.
Đối với thẻ Visa, Visa Debit đều có tích hợp công nghệ Contactless. Các phí phát hành, phí thường niên, phí ngoại mạng và tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ cao. Đối với hạn chuẩn thì phí phát hành 110.000 VNĐ và phí thường niên là 165.000 VNĐ/năm, phí rút ngoại mạng là 10.890VNĐ/lần/rút.
Kết luận
Với những thông tin trên, bạn có thể lựa chọn làm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ như sau:
- Trong trường hợp muốn làm thẻ ngân hàng có thủ đơn giản, nhanh chóng hãy chọn thẻ ghi nợ (Debit Card). Nếu muốn hưởng nhiều ưu đãi và có thể chứng minh tài chính hãy mở thẻ tín dụng (Credit Card).
- Tùy thuộc nhu cầu mà lựa chọn ngân hàng cho phù hợp. Trong đó, ngân hàng TPBank và Techcombank được khuyến khích lựa chọn. Ngoài ra, VPBank cũng là lựa chọn không tồi dành cho bạn.
- Bạn nên hạn chế làm thẻ của các ngân hàng trong nhóm Big 4 vì thủ tục quá rườm rà và nhiều loại phí. Ngược lại những ngân hàng quá nhỏ cũng không nên đăng ký làm thể vì ít chi nhánh, dẫn tới việc giao dịch gặp nhiều khó khăn.
Trên đây là những thông tin về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ mà bài viết này tổng hợp được. Mong rằng những chia sẻ này là hữu ích cho người dùng, giúp bạn chọn lựa được loại thẻ phù hợp với nhu cầu.