Trang chủChứng khoánChỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của ROA trong đầu tư...

Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của ROA trong đầu tư chứng khoán

Khi đầu tư chứng khoán, để biết doanh nghiệp mà mình nhắm tới có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không, chúng ta cần nhìn vào chỉ số ROA. ROA sẽ giúp các nhà đầu tư chọn được những cổ phiếu tốt. Để hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa, cách tính và ứng dụng chỉ số này, hãy tham khảo bài viết sau đây của Thông Tin Tài Chính.

ROA là chỉ số gì?

ROA viết đầy đủ là “Return On Asset”, hiểu đơn giản là khoản lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Đây là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của mỗi doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số Nasdaq là gì? Tìm hiểu về chỉ số Nasdaq trên sàn chứng khoán

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROA

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua ROA, bạn cần hiểu rõ ưu nhược điểm của chỉ số này.

Chỉ số ROA có ưu và nhược điểm là gì?

Chỉ số ROA có ưu và nhược điểm là gì?

Ưu điểm

  • Cách tính ROA đơn giản, dễ dàng để các nhà đầu tư mới phân tích cổ phiếu;
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khá chuẩn xác.

Nhược điểm

  • ROA chỉ phản ánh một khía cạnh, không thể hiện bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp. Bạn cần kết hợp tính toán thêm các chỉ số khác để có cái nhìn khách quan hơn;
  • ROA không có giá trị khi dùng để so sánh giữa doanh nghiệp khác ngành;
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp biến động liên tục nên ROA chỉ hiệu quả khi tính trong thời gian dài;
  • Lợi nhuận có thể bị công ty cắt giảm hoặc thổi phồng. Do đó, ROA có thể bị bóp méo.

>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số AQI là gì? Môi trường ô nhiễm khi AQI có giá trị bao nhiêu?

Cách tính chỉ số ROA

Công thức tổng quát của ROA là: (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân) x 100%. Dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỳ, bạn dễ dàng tính được chỉ số ROA.

Làm sao để tính được chỉ số ROA chính xác?

Làm sao để tính được chỉ số ROA chính xác?

>>Click xem ngay hướng dẫn chi tiết mở tài khoản chứng khoán VPS Online có ngay tài khoản chứng khoán sau vài phút.

Ví dụ về cách tính chỉ số ROA

Để hiểu rõ hơn về công thức tính ROA, hãy xem ví dụ về cách tính ROA của Tổng công ty hàng không Việt Nam năm 2018 ngay sau đây:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế

Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty hàng không Việt Nam, ta có được dữ liệu Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thế này là 13.506 tỷ.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân

Nếu chỉ dựa vào tổng tài sản tại thời điểm 31.12.2018, sẽ không phản ánh đúng sự thay đổi về tài sản của công ty trong 1 năm. Do đó, ta xem xét thêm chỉ tiêu tổng sản sản bình quân để tăng tính chính xác.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì) / 2. Tức là TSBQ = (131.511+101.776)/2 = 116.644 tỷ đồng

Bước 3: Tính chỉ số ROA

Thay số liệu vào công thức, ta có chỉ số ROA của Tổng công ty hàng không Việt Nam năm 2018 như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân = 13.506/116.644 = 11,57%

Ý nghĩa chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số ROA có ý nghĩa quan trọng cho cả doanh nghiệp, ngân hàng cho vay và nhà đầu tư cổ phiếu.

Đối với chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào ROA, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phân bổ lại vốn đầu tư và lợi nhuận ròng hợp lý hơn.  Ngoài ra, ROA còn là yếu tố để công ty quyết định chiến lược kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có ROA = 10% trong năm 2020. Tức là bỏ vốn 1 tỷ đồng, công ty thu về lợi nhuận 100 triệu trong năm 2020. Từ đây có thể hiểu được ROA càng cao thì doanh nghiệp càng hoạt động vốn hiệu quả.

Chỉ số ROA có nhiều ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp

Chỉ số ROA có nhiều ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư

ROA giúp các nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu tốt để đầu tư hiệu quả. Doanh nghiệp cùng lĩnh vực nào có ROA cao thì khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên xem xét lịch sử ROA của chính công ty đó để xem công ty có đang hoạt động hơn trước không.

Đối với ngân hàng cho vay

Chỉ số ROA phản ánh tình hình tài chính tổng quan của mỗi một doanh nghiệp. Dựa ROA, ngân hàng biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xem có nên cho vay vốn hay không.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thuật ngữ chỉ số ROA là gì, cách tính và ứng dụng của của chỉ số này trong đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trước khi quyết định chọn cổ phiếu.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X