Lãi suất âm được xem là loại lãi suất đi ngược lại xu hướng của thị trường và mọi nguyên tắc vay và cho vay. Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu rõ hơn về hình thức này qua bài viết sau nhé.
Lãi suất âm là gì?
Lãi suất âm là một loại lãi suất đặc biệt mà người gửi tiền sẽ phải thanh toán khoản phí tiền tiết kiệm trái ngược với nguyên tắc bình thường. Nói một cách đơn giản thì ở đây, người gửi tiền là ngân hàng.
Khái niệm lãi suất âm rất lạ và mới mẻ trên thị trường tài chính – ngân hàng
Thay vì các khách hàng mở tài khoản để gửi tiết kiệm nguồn vốn nhàn rỗi tại các ngân hàng thì ở hình thức lãi suất âm lại khác. Ngân hàng chính là khách hàng của những ngân hàng trung ương gồm Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và BOJ.
Những ngân hàng thương mãi sẽ gửi một khoản tiền dự trữ thay vì phải trả lãi cho ngân hàng gửi. Các ngân hàng trung ương sẽ thu khoản phí giữ tiền.
>> Tham khảo ngay: Lãi nhập gốc là gì để nắm rõ khái niệm phổ biến này nhé.
Mục đich của lãi suất âm là gì?
Bạn đã nắm rõ mục đích của lãi suất âm chưa?
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm lãi suất âm thì bạn đã biết phương thức tính lãi này có mục đích gì chưa? Đây là cách để nhà nước khuyến khích các ngân hàng sử dụng dòng tiền đang có một cách có hiệu quả, cho vay tiêu dùng hay cho vay kinh doanh.
Lãi suất âm làm nhiễu động thị trường bằng cách hạ thấp chi phí cho vay và tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, hình thức lãi này còn có mục đích như sau:
- Góp phần tránh lãng phí nguồn tiền huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính;
- Hình thức cho vay tiêu dùng và đầu tư được tăng cường từ đó lạm phát nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế bền vững;
- Thị trường chứng khoán sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Lãi suất âm đã xảy ra khi nào?
Lãi suất âm xảy ra trước đây khoảng 10 năm vào năm 2009, ngân hàng Riksbank của Thụy Điển đã trở thành ngân hàng đầu tiên đưa mức lãi xuống âm. Sau đó, một loạt các ngân hàng khác đã xảy ra điều này như Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Đan Mạch, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, và gần đây nhất là Ngân hàng Nhật Bản.
Các chính sách lãi suất âm cùng với yếu tố lạm phát, giảm phát cực thấp. Điều này đồng nghĩ với giá cả trượt dài đến mức thấp nhất làm sự tăng trưởng của nền kinh tế yếu kém đi.
Ngân hàng trung ương BOJ đã có thông báo cụ thể thu phí gửi tiền của các ngân hàng thương mại theo tỷ lệ 0,1% dựa theo số tiền đang gửi ở ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, một loạt nghi vấn đã đặt ra tại sao chính sách kích cầu kinh tế này lại không đem lại hiệu quả.
Theo đó, báo cáo về tài chính năm đó đã nhắc đến lãi suất âm nhiều nhất. Đây là một chính sách hoàn toàn đi ngược lại với thông lệ tại Nhật Bản và các nước châu Âu làm mọi nguyên tắc vay và cho vay bị đảo lộn hoàn toàn.
>> Tham khảo ngay: Lãi thẻ tín dụng để tránh phát sinh nợ xấu trong quá trình chi tiêu nhé.
Thực tế lãi suất âm có đem lại hiệu quả?
Ngoài một số mặt tích cực như kích thích nền kinh tế phát triển thì khi áp dụng lãi suất âm vào thực tiễn cũng tồn tại một số vấn đề như:
Thị trường chứng khoán không có nhiều sự khởi sắc
Đã có rất nhiều người đặt kỳ vọng các nhà đầu tư sẽ ưu tiên cổ phiếu hơn so với trái phiếu. Nhưng khi áp dụng lãi suất âm thì hiệu quả đạt được lại không đúng như mong đợi. Do đó, nhiều ngân hàng đã bị cắt giảm bớt một phần lợi nhuận kéo theo thị trường chứng khoán trì trệ đi.
Mức tín dụng trong nước tăng nhanh
Lãi âm khiến các ngân hàng phải thực hiện các khoản vay nhiều hơn với lãi suất thấp. Điều này không thực sự đem lại lợi ích lớn cho các ngân hàng. Do đó, hiện nay nhiều ngân hàng tại các nước như châu Âu, Nhật Bản,… đang triển khai hình thức lãi này trong phạm vi cho vay.
Điều này đã khiến lãi suất cho vay của những người đang có nhu cầu đầu tư tài chính càng tăng nhanh. Lãi vay cao làm số lượng người đi vay ít hẳn chỉ trong một thời gian ngắn.
Tiền có giá trị thấp nhưng không ai cảm thấy lạc quan
Gánh chịu các khoản phí phải thanh toán cho ngân hàng trung ương cùng thu nhập từ các khoản vay giảm mạnh nên các ngân hàng thương mại phải chịu sức ép lớn. Lãi suất âm làm các ngân hàng này đánh đổi rất nhiều khi áp dụng nó.
Lãi suất có đang được áp dụng tại nền kinh tế Việt Nam không?
Lãi suất âm được phát triển với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Nhiều nước đã áp dụng hình thức này nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ở Việt Nam không áp dụng hình thức lãi suất âm
Theo nhiều nghiên cứu, lãi âm chỉ phát huy được tác dụng ở các nước xuất khẩu. Vì vậy, nếu học Việt Nam có đang dùng loại lãi suất âm này không? Thì chắc chắn câu trả lời là không.
Bản chất nên kinh tế đang gặp phải tình hình lạm phát rất lớn nên nhà nước vẫn đang cố gắng hết sức kiểm soát vấn đề này. Một bộ phận người dân Việt Nam vẫn không có nhiều thông tin về khái niệm lãi suất âm này. Nhà nước luôn khuyến khích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng để giảm lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các nước có thế mạnh lớn về xuất khẩu sẽ giúp lãi suất âm phát huy toàn bộ hiệu quả của mình. Trong khi đó, Việt Nam lại nghiêng nhiều về nhập khẩu nên việc áp dụng lãi âm ở nước ta không khả thi.
Trên đây là những thông tin quan trọng về chính sách lãi suất âm cũng như những mặt lợi, mặt hại của nó trong quá trình giao dịch tài chính. Mong rằng bài viết sẽ phát huy hết tác dụng và trở nên hữu ích hơn đối với bạn khi đang có ý định vay hoặc gửi tiền ngân hàng.