Vì nhiều lý do mà người lao động thường có xu hướng nhảy việc và việc chuyển công ty làm việc vô tình dẫn đến việc có 2 sổ Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH). Lúc này, ai cũng hoang mang sẽ xử lý như thế nào.
Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp hoàn chỉnh để người lao động có thể hưởng đầy đủ quyền lợi trong trường hợp này.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất.
Hay nói rõ hơn.
Người lao động hay thắc mắc về chế độ lương hưu của mình thì bảo hiểm xã hội chính là để góp nên Quỹ BHXH chi trả cho chính lương hưu của bạn khi về già.
Mức độ hưởng lương hưu bao nhiêu phần trăm dựa vào chính số tháng mà người lao động đóng bảo hiểm so với thời gian chuẩn được nhà nước quy định trong luật BHXH.
Hoặc khi bạn ốm đau có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần để có được số tiền nhất định tri trả cho nhu cầu cấp bách hiện tại.
>>Click lưu lại thông tin: Thứ 7 bảo hiểm xã hội có làm việc không để có thể sắp xếp thời gian đến cơ sở BHXH gần nhất làm thủ tục, tránh mất thời gian.
Có 2 sổ BHXH và cách xử lý ra sao?
Người lao động có hai sổ BHXH mà thời gian đóng bảo hiểm không trùng nhau
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp này là do người lao động khi nghỉ việc tại công ty cũ và sang công ty mới làm việc.
Tại công ty mới tiến hành thủ tục đóng bảo hiểm mà không có thông tin về BHXH của người lao động. Do vậy, tiến hành làm sổ và thủ tục khác giống hoàn toàn với 1 hồ sơ BHXH mới.
Trong trường hợp này người lao động cũng không cần quá lo lắng rằng mình sẽ bị mất quyền lợi đóng bảo hiểm tại công ty cũ.
Theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”.
Tuy nhiên, người lao động cần là người chủ động chuẩn bị hồ sợ gửi tới cơ quan, công ty đang làm việc để công ty gộp sổ BHXH. Hồ sơ bao gồm:
- 02 sổ BHXH hiện có;
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01 kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Đối với lao động chưa đi làm tại bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì thì mang hồ sơ như trên đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm xã hội sau cùng để làm thủ tục gộp sổ BHXH.
Sổ bảo hiểm luôn ghi rõ thời gian đóng bảo hiểm
>>Lao động nữ đừng bỏ qua Đóng Bảo Hiểm Xã Hội 6 tháng trước khi sinh có được hưởng quyền lợi thai sản không?
Lưu ý, người lao động không cần trả bất kỳ chi phí nào cho thủ tục gộp sổ BHXH này.
Thời hạn cấp lại sổ được quy định rõ tại Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết”.
Trường hợp người lao động có 2 sổ BHXH đóng trùng thời gian
Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này hay sảy ra với đối tượng nhờ đóng bảo hiểm tại cơ quan nào đó và chuyển sang công ty mới vẫn tiến hành đóng bảo hiểm như những nhân viên bình thường khác.
Lúc này, người lao động cũng chuẩn bị hồ sơ giống trường hợp trên, có thể nhờ cơ quan đang công tác giải quyết nếu đã đi làm việc, nếu chưa đi làm việc từ mình mang hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm.
Theo điểm e khoản 3.1 Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi”
Như vậy, người lao động sẽ được gộp sổ và nhận lại đúng với số tiền bảo hiểm mà mình đã đóng. Người sử dụng lao động cũng nhân lại được số tiền mà mình đã gửi vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ BHTN không bao gồm lãi.
Kết Luận
Có 2 sổ bảo hiểm là điều mà không lao động nào mong muốn.
Dù không mất bất kỳ khoản phí nào để gộp sổ BHXH nhưng người lao động vẫn tốn thời gian chuẩn bị hồ sơ và thời gian đến cơ quan bảo hiểm (đối với lao động chưa có việc làm).
Để tránh vô tình phát sinh 2 sổ bảo hiểm, người lao động giữ liên lạc và trao đổi với bộ phận kế toán tại công ty cũ để thống nhất thời gian quay lại lấy sổ BHXH.
Và tại công ty làm việc mới nên trình bãy rõ đã đóng bảo hiểm ở đâu thời gian như nào, sổ bảo hiểm bao giờ có để 2 bên có cách xử lý tiện lợi nhất.
Chúc người lao động luôn hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH mà mình đã đóng.