Khi tham gia thị trường cổ phiếu và quyết định mua cổ phiếu từ doanh nghiệp, nhà đầu tư cần nắm được chỉ số tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời trong tương lai… Để làm được điều đó, nhà đầu tư cần hiểu được chỉ số P/E. Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu cụ thể chỉ số p/e là gì và ý nghĩa của chỉ số này trong bài viết sau đây.
Chỉ số P/E là gì?
Để hiểu rõ p/e là chỉ số gì cũng như ý nghĩa của chỉ số P/E, trước tiên hãy tìm hiểu định nghĩa khái niệm. Thuật ngữ chỉ số p/e (Price to Earning ratio) là một chỉ số giúp đánh giá mối quan hệ giữa thị trường của cổ phiếu (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS).
Chỉ số P/E cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa thị trường cổ phiếu với lãi thu được
Công thức tính chỉ số P/E:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu/Thu nhập trên một cổ phiếu.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu là 10.000 đồng, lãi cổ phiếu là 1.500 đồng thì nhà đầu tư sẽ mất khoảng 6,6 năm để hoàn lại vốn.
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số VN Index là gì? Cách tính chỉ số VN
Ý nghĩa chỉ số P/E
Trong đầu tư cổ phiếu, chỉ số P/E rất quan trọng, nó giúp nhà đầu tư xác định được tiềm năng của cổ phiếu, định giá giá trị thực của cổ phiếu. Từ đó, nhà đầu tư so sánh giá trị thực với giá cổ phiếu hiện hành. Lúc này, có 2 trường hợp xảy ra:
- TH1: Nếu cổ phiếu hiện hành thấp hơn giá trị thực thì nhà đầu tư nên mua cổ phiếu và chờ giá tăng;
- TH2: Nếu cổ phiếu hiện hành cao hơn giá trị thực thì nhà đầu tư không nên đầu tư vào cổ phiếu đó. Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu đó thì nên bán trước khi giá cổ phiếu xuống giá quá thấp.
Ví dụ: Công ty cổ phần viễn thông FPT hiện nay đang có mức P/E = 20. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng chi trả 20 đồng cho mỗi một đồng lợi nhuận cổ phiếu của FPT tạo ra.
Thông qua chỉ số P/E nhà đầu tư có thể xác định được tiềm năng của cổ phiếu
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số VN30 là gì? Công thức tính chỉ số VN30 như thế nào?
P/E có thể được sử dụng để lựa chọn cổ phiếu như thế nào?
Thực tế, chỉ số P/E dùng để ước tính và đánh giá sơ bộ chứ không thể ứng dụng trong mọi trường hợp. Sau đây là một vài yếu tố đánh giá thị trường dựa trên P/E nhằm mà bạn nên tham khảo để đưa ra quyết định lựa chọn tốt nhất:
- Khi chỉ số P/E cao: doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, gây nên tình trạng EPS thấp hoặc bằng 0;
- Chỉ số P/E thấp: nghĩa là mức thu nhập ròng trên cổ phiếu (EPS) cao, nhà đầu tư dựa vào đây để ra quyết định chọn mua.
Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu thanh khoản tốt. Do các cổ phiếu có tính ổn định khiến giá trị P/E cao hơn so với các loại cổ phiếu vốn hóa thị trường lớn. Cổ phiếu có chỉ số P/E cao sẽ có tính thanh khoản tốt hơn.
Ưu, nhược điểm của việc định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E
P/E là công cụ không giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu. Ưu điểm của chỉ số P/E là gì. Câu trả lời là:
- Đây là phương pháp đơn giản, bất cứ nhà đầu tư nào cũng tự thực hiện được;
- Thông tin, số liệu đầy đủ, dễ tiếp cận: thông tin giá cổ phiếu được niêm yết trên thị trường; thông tin thu nhập trên mỗi cổ có trong báo cáo tài chính của công ty nên rất dễ tìm thấy,…
Chỉ số P/E cho thấy nhiều thông số cụ thể về mã chứng khoán
Nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E là gì?
- Chỉ số P/E không phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nên ta cần phân tích P/E kết hợp với các chỉ số tài chính khác;
- Nếu việc đầu cơ cổ phiếu dẫn tới giá thị trường của nó tăng hoặc khủng hoảng kinh tế khiến giá cổ phiếu giảm thì việc tính toán P/E sẽ cho kết quả sai lệch, dẫn tới nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm;
- Doanh nghiệp có thể gian lận trên bản báo cáo tài chính, điều này đẩy EPS tăng cao khiến nhà đầu tư bị đánh lạc hướng.
Bài viết trên đã giải đáp chỉ số P/E là gì và ý nghĩa, đặc điểm của nó. Với các nhà đầu tư mới, việc tính toán chỉ số P/E vẫn là một vấn đề nan giải. Do đó, hãy đầu tư tích lũy một cách an toàn để có được lợi nhuận thực tế.