Trang chủChứng khoánCác chỉ số chứng khoán quan trọng mà các nhà đầu tư...

Các chỉ số chứng khoán quan trọng mà các nhà đầu tư cần nắm vững

Các chỉ số chứng khoán phản ánh giá trị của một nhóm cổ phiếu nào đó có trên thị trường cụ thể trên thị trường chứng khoán. Tại các nhóm này, sẽ không giới hạn về số lượng loại cổ phiếu và chúng được nhóm lại với nhau để thực hiện các giao dịch giống như một công cụ tài chính. Vậy có những loại chỉ số chứng khoán quan trọng nào, ý nghĩa của từng chỉ số là gì? Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu rõ hơn về các chỉ số này

Các chỉ số chứng khoán quan trọng tại thị trường Việt Nam

Khi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cần nắm được các chỉ số chứng khoán phổ biến để tiếp cận công cụ đầu tư hiệu quả. Tại Việt Nam, có 3 chỉ số chứng khoán chủ yếu là: VN30, HNX30 và VN100.

Tại Việt Nam hiện nay có các chỉ số chứng khoán quan trọng nào?

Tại Việt Nam hiện nay có các chỉ số chứng khoán quan trọng nào?

  • Chỉ số VN30: Đây là chỉ số chứng khoán mới nằm trong danh sách 30 doanh nghiệp có thanh khoản và mức vốn hóa thị trường đứng đầu. VN30 được niêm yết trên sàn HOSE và hiện đang chiếm 80% trên tổng giá trị vốn hóa thị trường VN-Index.;
  • Chỉ số HNX30: Là chỉ số của top 30 trong những loại có tính thanh khoản cao nhất. Điển hình như: MBS (chứng khoán MB), L14 (CTCP Licogi 14)… ;
  • VN100: Là chỉ số chứng khoán thể hiện sự thay đổi giá của 100 mã cổ phiếu lớn niêm yết trên sàn HOSE, trong đó, có 30 mã thuộc VN30. Giá trị của VN100 được xác định dựa trên yếu tố thanh khoản, tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ free-float.

>> Tìm hiểu ngay: App Infina là gì? Đầu tư sinh lời hay lừa đảo người dùng?

Chỉ số quan trọng trong chứng khoán Mỹ

Chỉ số quan trọng trong chứng khoán Mỹ gồm chỉ số cơ bản như:

Tại Mỹ có những chỉ số chứng khoán quan trọng nào?

Tại Mỹ có những chỉ số chứng khoán quan trọng nào?

  • S&P 500: Là chỉ số chứng khoán phản ánh sự thay đổi giá của 500 doanh nghiệp sở hữu vốn hóa cao nhất tại Mỹ, chính vì vậy S&P 500 cũng được coi là đại diện lớn nhất của thị trường chứng khoán tại đất nước này. Mã chứng khoán điển hình thuộc nhóm này như: AAPL (Apple), AMZN (Amazon),…;
  • Dow Jones: Là chỉ số Bình quân công nghiệp DJIA thể hiện sự biến động giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp có vốn cao nhất tại Mỹ, ví dụ như: NIKE (Nike), CCOLA (Coca-cola), MSFT (Microsoft),…;
  • NASDAQ: Là chỉ số chứng khoán Mỹ thể hiện sự thay đổi giá của cổ phiếu niêm yết trên sàn NASDAQ. Ví dụ như: TSLA (Tesla), NFLX (Netflix), GOOGL (Google),… ;
  • NYSE Composite: Thể hiện sự thay đổi giá cổ phiếu niêm yết trên sàn New York, ví dụ: WMT (Wanmart), TWTR (Twitter),…;
  • Russell 2000: Là chỉ số chứng khoán phản ánh sự thay đổi giá trị của 2000 công ty nhỏ. Ví dụ như: ADTN (Adtran Inc.), EVER (EverQuote, Inc.),…

>> Tìm hiểu ngay: Gợi ý các app đầu tư tài chính an toàn nhất để kiếm tiền online

Các chỉ số cần quan tâm khi thực hiện giao dịch chứng khoán cơ bản 

Bên cạnh những chỉ số chứng khoán trên, các nhà đầu tư cần nắm được các chỉ số cơ bản sẽ gặp khi thực hiện các giao dịch hoặc khi đọc tin tức chứng khoán như:

Chỉ số EPS mang ý nghĩa về thu nhập thể hiện lợi nhuận của người đầu tư

Chỉ số EPS mang ý nghĩa về thu nhập thể hiện lợi nhuận của người đầu tư

>>Click xem ngay: Hướng dẫn chi tiết mở tài khoản chứng khoán VPS Online để có tài khoản chứng khoán chỉ trong vài phút trên chính chiếc di động của mình.

  • EPS: Là chỉ số thu nhập, thể hiện lợi nhuận mà nhà đầu tư có được khi tham gia đầu tư chứng khoán. Đây cũng là một tiêu chí dùng để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu phù hợp, vì khi EPS càng cao, doanh nghiệp có lợi nhuận càng lớn;
  • Chỉ số PE: Thể hiện mối quan hệ của của giá trị cổ phiếu và lãi thu được (EPS). Ví dụ, để có được số tiền lợi nhuận là hai đồng thì cần đầu tư bao nhiêu tiền, vì vậy, chỉ số này được áp dụng để định giá cổ phiếu;
  • Chỉ số ROE & ROA: Phản ánh khả năng sinh lời của các đồng nằm trong vốn của cổ đông thường do đó được áp dụng để so sánh các cổ phiếu cùng ngành từ đó quyết định nên đầu tư vào loại nào;
  • Chỉ số P/B: Dùng để so sánh giá trị của cổ phiếu thực tế với giá trên sổ sách, trường hợp cổ phiếu có giá thị trường lớn hơn giá ghi sổ chứng tỏ doanh nghiệp đó đang có mức thu nhập trên tài sản cao;
  • Chỉ số Beta: Đây là chỉ số chứng khoán dùng để đo mức biến động giá và rủi ro, ví dụ nếu doanh nghiệp có hệ số Beta lớn hơn 1 chứng tỏ nguy cơ rủi ro cao hơn và ngược lại.

Ngoài các chỉ số trên, khi thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán còn có thể gặp các chỉ số khác như:

  • Hệ số thanh khoản: Xác định khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn;
  • Chỉ số nợ D/E: Cho biết doanh nghiệp có tài sản được hình thành bởi vốn chủ sở hữu hay từ khoản đi vay;
  • Cổ tức: Là lợi nhuận ròng doanh nghiệp trả cho các cổ đông;
  • Đáy cổ phiếu: Thể hiện cổ phiếu giảm hoặc tăng nhiều nhất tại một thời điểm nhất định.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích về các chỉ số chứng khoán quan trọng cũng như ý nghĩa của những chỉ số đó. Từ đó, có thể giải thích các chỉ số chứng khoán, nắm được các thông tin cơ bản khi đọc các thông số hiển thị trên sàn và có quyết định đầu tư sáng suốt!

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X