Trang chủGửi tiết kiệmLãi gộp là gì? Nắm ngay công thức tính lãi gộp chính...

Lãi gộp là gì? Nắm ngay công thức tính lãi gộp chính xác

Lãi gộp là một trong những khái niệm thường gặp trong lĩnh vực tài chính. Vậy bạn đã hiểu thuật ngữ này là gì chưa? Cùng Thông Tin Tài Chính đi tìm câu trả lời chính xác lãi gộp là gì trong bài viết này nhé.

Lãi gộp là gì?

Khái niệm lãi gộp là gì?

Khái niệm lãi gộp là gì?

Lãi gộp có thể hiểu đơn giản là số tiền lợi nhuận thu được khi đã lấy doanh thu và trừ đi vốn kinh doanh ban đầu. Do đó, lãi gộp chính là lợi nhuận có được sau kinh doanh, là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí bỏ ra.

  • Với doanh nghiệp sản xuất: lãi gộp chính là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí cần để sản xuất hàng hóa;
  • Với doanh nghiệp nhập hàng về bán: lãi gộp là sự chênh lệch của doanh thu thuần và số tiền tiêu tốn để nhập hàng.

Ví dụ cụ thể:

Doanh nghiệp sản xuất 5000 sản phẩm bình thủy tinh được bán với giá 10.000 đồng/bình. Theo đó, tổng cộng thu về 50.000.000 đồng với chi phí mua nguyên liệu, sản xuất là 10.000.000 đồng. Lãi gộp sẽ alf 50.000.000 – 10.000.000 đồng = 40.000.000 đồng.

Công thức tính lãi gộp như thế nào?

Công thức tính lãi gộp như sau:

Lãi gộp = doanh thu – trừ đi chi phí vốn hàng kinh doanh

Nếu trường hợp áp dụng doanh thu thuần thay doanh thu thì lãi gộp được áp dụng như sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần

Một số lưu ý cần nhớ:

  • Có một vài trường hợp nhất định, lãi gộp bằng với doanh thu thuần trừ đi chi phí hàng tháng của hàng hóa;
  • Kết quả của các hoạt động kinh doanh tính bằng lợi nhuận gộp thay bằng doanh thu thuần trừ đi chi phí;
  • Về bản chất lãi gộp và lãi ròng chính là một.

>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn chi tiết mở tài khoản MB Bank để thuận tiện hơn trong các giao dịch ngân hàng nhé.

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp hay còn là tỷ suất lợi nhuận gộp/hệ số biên lợi nhuận gộp) được hiểu là tỷ lệ tổng lợi nhuận thể hiện dưới dạng phần trăm doanh thu (%). Qua khái niệm có thể giúp chúng ta biết được:

  • Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí;
  • Dễ dàng so sánh tỷ lệ lãi gộp qua các năm.

Công thức tính tỷ lệ lãi gốp như sau:

Tỷ lệ lãi gộp % = lãi gộp/doanh thu

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp có lãi gộp là 40 tỷ với doanh thu 200 tỷ trong năm 2019 thì: tỷ lệ lãi gộp (%) =  40/200 = 20%;
  • Doanh nghiệp đó vào năm 2020 có lãi gộp là 60 tỷ cùng doanh thu là 400 tỷ thì: tỷ lệ lãi gộp (%) = 60/400 = 15%

Qua đó, có thể nhận thấy năm 2020 doanh nghiệp này đã gia tăng doanh thu gấp đôi nhưng tỉ lệ lợi nhuận lại giảm. Các nhà lãnh đạo cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để cải thiện vấn đề kinh doanh đang bị trì trệ, giảm sút.

Tỷ lệ lãi gộp cho biết tình trạng kinh doanh của các công ty

Tỷ lệ lãi gộp cho biết tình trạng kinh doanh của các công ty

>> Tham khảo ngay: Khái niệm lãi đơn lãi kép để nắm rõ những thuật ngữ tài chính quan trọng nhé.

Ý nghĩa lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp

Đánh giá doanh nghiệp

Khái niệm lãi suất gộp giúp các doanh nghiệp nắm được một số tình hình phát triển như:

  • Cách tình lãi gộp sẽ nắm được thực tế tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ;
  • Doanh nghiệp có thể đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, vận hành sản xuất, nhân sự một cách tốt nhất;
  • Đối với các doanh nghiệp bất động sản, lãi gộp giúp các nhà đầu tư luôn kiểm soát tỷ lệ sinh lời của sản phẩm để đề ra mục tiêu và hướng phát triển.

Đánh giá lĩnh vực kinh doanh

Qua khái niệm lãi gộp dễ dàng nắm rõ được nhu cầu của thị trường mà bạn đang muốn đầu tư. Khi lãi gộp càng nhiều thì nhu cầu, sự quan tâm dành cho sản phẩm lại càng lớn. Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào đây để đề ra mục tiêu và định hướng phát triển cho mình.

Nếu lãi gộp giảm thì doanh nghiệp phải đều ra kế hoạch để điều chỉnh và phát triển bền vững để thu được lợi nhuận cao nhất. Lĩnh vực bất động sản có nhiều phân khúc như đất nền, chung cư, nhà phố,… Lãi gộp cho bạn biết loại hình đầu tư nào đang được yêu thích và có tính thanh khoản cao để sinh được lợi nhuận lớn nhất.

So sánh với các đối thủ cùng ngành

Lãi gộp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh về doanh thu của mình so với các đối thủ cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Nhờ đó, có được một cách thức kinh doanh phù hợp tăng tính cạnh tranh và đem lợi nhuận cao. Nếu lãi gộp của bạn thấp hơn so với đối thủ thì cần tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu.

Những lợi ích mà lãi gộp đem lại trong kinh doanh

Lãi gộp đem lại những lợi ích gì trong kinh doanh?

Lãi gộp đem lại những lợi ích gì trong kinh doanh?

Lợi ích với doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có hệ số biên nhuận gộp lớn hơn so với các đối thủ điều này chứng tỏ công ty của bạn đang kinh doanh hiệu quả và kiểm soát được các khoản chi phí tốt. Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nhận định rõ tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định có hợp tác lâu dài hay không.

Xây dựng được chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp nên giảm vốn trong trường hợp các khoản chi phí sản xuất gần bằng hoặc cao hơn doanh thu. Bạn cũng có thể tìm cách khắc phục bằng việc giảm trừ các chi phí sản xuất hàng hóa để tăng doanh thu tối đa.

Ghi lại các khoản chi phí cần thiết để tạo nên doanh thu

Nắm rõ được khái niệm lãi gộp sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ các khoản phí để đưa ra quyết định thay đổi phù hợp. Nhờ đó, giúp doanh thu được gia tăng một cách hiệu quả.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm lãi gộp cũng như ý nghĩa của thuật ngữ này. Nhờ đó đánh giá cụ thể được hoạt động kinh doanh và tìm ra phương hướng khắc phục những tồn tại đang xảy ra.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X