Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, chỉ số ROE có vai trò quan trọng. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư đánh giá mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó không. Để hiểu một cách đầy đủ về ROE, hãy tham khảo những thông tin mà Thông Tin Tài Chính cung cấp sau đây.
ROE là chỉ số gì?
ROE là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ Return Equity, hiểu nôm na là lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu. Chỉ số này được ứng dụng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.
Chỉ số ROE được hiểu là lợi nhuận trên vốn của người sở hữu
Trong đầu tư, lãnh đạo công ty bỏ một số vốn (không tính vốn từ việc vay mượn, vốn huy động) để thành lập cơ sở kinh doanh và sau 1 khoảng thời gian thu được lợi nhuận. ROE chính là tỷ số tiền lời/ tiền vốn bỏ ra.
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của ROA trong đầu tư chứng khoán
Cách tính chỉ số ROE
Các nhà đầu tư dễ dàng tính được ROE của một doanh nghiệp theo công thức sau đây:
ROE = (Lợi nhuận ròng sau thuế / Tổng số vốn của chủ sở hữu) x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: tức là lãi ròng có được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình sản xuất.
- Vốn chủ sở hữu: tiền vốn của chủ sở hữu.
Bạn đã nắm rõ cách tính chỉ số ROE chưa?
Thông tin về lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu được thống kê công khai trong báo cáo tài chính định kỳ của từng doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế có trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh còn Vốn chủ sở hữu nằm trong bảng cân đối kế toán.
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số Nasdaq là gì? Tìm hiểu về chỉ số Nasdaq trên sàn chứng khoán
Ví dụ về cách tính ROE
Dựa vào bảng báo cáo tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam năm 2018, ta tính chỉ số ROE theo 3 bước.
Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Theo bảng báo cáo tài chính kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 2,589 tỷ đồng năm 2018. Báo cáo này được doanh nghiệp công bố định kỳ theo năm hoặc theo quý.
Bước 2: Xác định bình quân vốn của chủ sở hữu
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế phản ánh hiệu quả kinh doanh trong suốt một năm 2018. Do vậy, việc lấy chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31.12.2018 sẽ không phản ánh chính xác sự thay đổi về vốn của công ty trong năm đó. Khi tính chỉ số Vốn chủ sở hữu bình quân, ta phải dựa vào số liệu vốn đầu kỳ (17,433) và cuối kỳ (18,672):
VCSH bình quân = (VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ) / 2
= (17.433 + 18,672) / 2 = 18,053 (tỷ)
Bước 3: Tính chỉ số ROE
Thay số liệu đã tính được ở trên vào công thức, ta sẽ biết chỉ số ROE của một Công ty Hàng không Việt Nam năm 2018:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%
= (2,598 / 18,053) x 100% = 14,4%
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE không chỉ giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng với chính doanh nghiệp đó.
Chỉ số ROE giúp nhà đầu tư đánh giá đúng hiệu quả sử dụng nguồn vốn
- Với nhà đầu tư: ROE giúp nhà đầu tư đo lường lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn của một công ty. ROE càng cao chứng tỏ khả năng nhận được vốn của công ty này càng nhiều, cô phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng.
- Với doanh nghiệp: Khi chỉ số ROE cao, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, ROE thấp chứng tỏ công ty cần xem xét thay đổi chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả hơn.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROE tốt là khi nó cao hơn mức lãi suất ngân hàng hiện tại. Tuy nhiên, một số công ty có năng lực cạnh tranh cần đảm bảo ROE tối thiểu 15%. Ngoài ra, chỉ số này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình ngành của doanh nghiệp. Một số ngành đặc thù có ROE cao hơn ngành khác.
Tóm lại, chỉ số ROE cho biết hiệu quả sử dụng vốn sở hữu của một doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một vài chỉ số thông dụng khác cũng phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Chỉ khi nhà đầu tư cổ phiếu nắm bắt tốt các chỉ số này mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.