Trang chủNgân HàngChính sách Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản mới nhất

Chính sách Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản mới nhất 2024

Mọi thông tin về bảo hiểm xã hội thai sản, các trường hợp người lao động nữ được hưởng bảo hiểm thai sản cụ thể như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ cho thai sản.

Những điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội dành cho thai sản

Theo quy định, người lao động nữ được hưởng bảo hiểm xã hội 2018 chế độ thai sản khi thuộc một trong những trường hợp cụ thể dưới đây:

Các điều kiện người lao động cần thỏa mãn để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thai sản
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ đang mang thai;
  • Nhận nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi;
  • Người lao động trong trường hợp được người mẹ mang thai hộ;
  • Người lao động nữ đang thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đã đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.

Những lưu ý bảo hiểm xã hội về thai sản

Ngoài việc tuân thủ theo các trường hợp trên để xét duyệt bảo hiểm xã hội thai sản cho người lao động, chính sách còn phải thỏa mãn những tiêu chí dưới đây:

Thứ nhất, trong trường hợp lao động nữ sinh con thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên. Đặc biệt phải đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng dưỡng thai trước khi sinh con.

Thứ hai, trường hợp lao động nữ sinh con, nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi và được người mẹ nhờ mang thai hộ thì phải đảm bảo đã đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc có thể nhận con nuôi để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thai sản.

Ngoài ra, nếu người lao động thỏa mãn 2 điều kiện trên chấm dứt hợp đồng làm việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội về thai sản theo quy định.

Cách tính bảo hiểm xã hội thai sản

Rất nhiều người lao động đang quan tâm không biết nếu thỏa mãn yêu cầu xét duyệt chế độ bảo hiểm xã hội dành cho thai sản thì cụ thể về mức tiền được hưởng được tính như thế nào?

Công thức cụ thể để tính bảo hiểm xã hội thai sản mà người lao động nên tham khảo
Bảng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội thai sản

>>Click ngay: Những Chia Sẻ Về Chế Độ Bảo Hiểm Cho Chồng Khi Vợ Sinh Con để người chồng hưởng đầy đủ quyền lợi của mình và chăm sóc vợ con một cách chu đáo nhất.

Dưới đây là công thức tính chính xác người lao động có thể tham khảo:

Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi) + 2 lần x Lương cơ sở

Trong đó:

  • Mbq6t: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc;
  • Từ 01/05/2016, lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng;
  • Từ 01/07/2017, lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng;
  • Từ 01/07/2018, lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.

Thủ tục được hưởng bảo hiểm xã hội về thai sản

Tùy từng trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội thai sản mà hồ sơ chuẩn bị xét duyệt cũng có sự khác nhau, cụ thể căn cứ theo Điều 14 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

Trường hợp lao động nữ đang đóng BHXH sinh con

  • Mẫu 01B-HSB đề nghị hưởng trợ cấp thai sản;
  • Người lao động tham gia BHXH mẫu D02-TS.

Doanh nghiệp nộp cả 2 mẫu 01B-HSB, D02-TS và nộp bản sao, trích lục giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

Trong trường hợp con chết sau sinh

Kết hợp với hồ sơ nêu trên với giấy chứng tử hoặc bản trích lục giấy khai tử của con.

Nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra việc của người mẹ.

Trong trường hợp người mẹ hoặc người mang thai hộ chết sau khi sinh con

Thì hồ sơ cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục giấy khai tử người mẹ hoặc người mang thai hộ.

Trong trường hợp người mẹ hoặc người mang thai hộ không đủ sức khỏe để chăm sóc con

Thủ tục bổ sung Biên bản giám định y khoa của người mẹ hoặc người mang thai hộ.

Thủ tục cần chuẩn bị để xét duyệt hồ sơ bảo hiểm xã hội thai sản theo từng trường hợp
Trường hợp làm thủ tục bảo hiểm xã hội thai sản

>>Nếu bạn đang có 2 Sổ BHXH, đừng bỏ qua Có Nên Gộp 2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Lại Không? Thủ Tục Gộp 2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Đơn Giản Nhanh Chóng Để tránh mất quyền lợi khi mà có 2 sổ BHXH.

Trong trường hợp mang thai nghỉ việc để dưỡng thai

  • Nếu điều trị nội trú: Cần có bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện;
  • Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc dưỡng thai.

Trường hợp lao động nữ khám thai bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc nạo, phá thai

Hồ sơ cần có bảo hiểm xã hội, bản sao giấy ra viện của người lao động.

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật, thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho người lao động chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm xã hội trong thời gian sớm nhất.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM