Là lao động đã dày dặn kinh nghiệm, thời gian đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) khá dài thế nhưng 1 lần vô tình bạn làm mất sổ BHXH. Đừng quá lo lắng, sổ BHXH hoàn toàn có thể làm lại. Thủ tục không cần quá phức tạp miễn bạn khai đúng sự thật là bạn hoàn toàn có được cuốn sổ BHXH mới.
Cùng Thongtintaichinh.vn tìm hiểu rõ hơn, tỉ mỉ hơn về vấn đề này để nhanh nhất có được cuốn sổ mới trong tay.
Những trường hợp sẽ được cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Nhà nước tại Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã nêu rõ:
- Sổ Bảo hiểm xã hội sẽ được cấp lại trong trường hợp bị mất, thay đổi họ tên của chủ sổ, thay đổi ngày, tháng, năm sinh;
- Cấp lại bìa của Sổ Bảo hiểm xã hội đối với những trường hợp sai giới tính, sai quốc tịch;
- Cấp lại tờ rơi Sổ Bảo hiểm xã hội đối với những trường hợp hư hỏng, thất lạc.
Bạn đã nắm rõ thủ tục khai báo mất Sổ Bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào chưa?
>>Click ngay: Thứ 7 bảo hiểm xã hội có làm việc không? Giờ làm việc của bảo hiểm xã hội để có thể sắp xếp thời gian đến làm thủ tục sớm nhất.
Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam thì chính người lao động là người bảo quản Sổ BHXH của mình trong thời gian nghỉ việc. Do vậy mà người lao động bị mất sổ do nhiều lý do khác nhau.
Mất sổ BHXH hoàn toàn có thể làm lại. Người lao động cần chuẩn bị một số hồ sơ thủ tục như sau để có thể có được sổ BHXH trong thời gian sớm nhất.
Thủ tục khai báo mất Sổ Bảo hiểm xã hội
Bộ hồ sơ khai báo mất Sổ Bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ sau:
- Mẫu đơn trình báo mất Sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan công an hay chính quyền khu vực bạn đang đăng ký cư trú/tạm trú;
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Giấy xác nhận toàn bộ quá trình đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan đang làm việc;
- Giấy xác nhận người lao động vẫn chưa nhận trợ cấp 1 lần của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương tại địa chỉ đăng ký cư trú/tạm trú;
- Tờ khai cấp sổ đã có xác nhận của nơi đang làm việc hay cơ quan bảo hiểm xã hội đăng ký.
Trường hợp người lao động chưa đi làm thì nộp các hồ sơ này tại cơ quan bảo hiểm gần nhất. Còn nếu đi làm rồi thì hoàn toàn có thể nhờ công ty, doanh nghiệp đang công tác làm hộ. Tuy nhiên hồ sơ thì chính bạn vẫn là người làm.
Thủ tục cấp Sổ Bảo hiểm xã hội bị mất
Thủ tục cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất rất đơn giản chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội
Để đăng ký cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ sau đây theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh lại thông tin trên Sổ Bảo hiểm xã hội;
- Đơn đề nghị được cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội
Thời gian cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội trong bao lâu?
Thời gian cấp lại Sổ đã được quy định rõ tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH cụ thể như sau:
- Sau khi nộp hồ sơ, khoảng 10 ngày sau bạn sẽ nhận được Sổ Bảo hiểm xã hội mới.
- Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm cần phải xác thực thông tin của người lao động ngoại tỉnh thì thời gian cần thiết để làm việc không quá 45 ngày và phải có văn bản thông báo rõ ràng đến người lao động.
Thời gian cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội mới sau khi bị mất khá nhanh chóng thông thường chỉ mất khoảng 10 ngày
>>Click: Người lao động có 2 sổ Bảo Hiểm Xã Hội phải làm sao? Có nên gộp 2 sổ BHXH nếu bạn đang gặp trường hợp này và tìm được cách xử lý nhanh gọn nhất.
Một số lưu ý cần nắm khi làm lại Sổ Bảo hiểm xã hội bị mất
Để quá trình đăng ký làm lại Sổ Bảo hiểm xã hội mới sau khi bị mất nhanh chóng, dễ dàng hơn bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Trong mẫu đơn đề nghị cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cần nêu rõ lý do bị mất và cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc chưa nhận chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.
- Trong trường hợp người lao động mất Sổ Bảo hiểm xã hội đăng ký đóng tại một địa phương khác thì cần phải có giấy nêu rõ quy trình đóng để cơ quan bảo hiểm xem xét và lưu hồ sơ cấp lại sổ.
- Nếu trường hợp người lao động đang trong thời gian bảo lưu đóng Bảo hiểm xã hội hay cư trú tại một địa phương khác thì vấn đề cấp sổ phải được hoàn thành ở địa phương chốt sổ xác nhận toàn bộ quá trình đóng phí Bảo hiểm xã hội của bạn.
Trường hợp đóng bảo hiểm khi mà chưa có sổ, người lao động có thể yên tâm vì mọi thông tin đóng BHXH sẽ được lưu lại trên hệ thống để khi nhận sổ có thể yên tâm thời gian đóng bảo hiểm của mình được đầy đủ và đúng với thời gian mà mình đã đóng.
Trên đây là một vài chia sẻ thủ tục khai báo và cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp người lao động đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian tối đa khi đăng ký làm lại Sổ Bảo hiểm xã hội đã bị mất.