Trang chủNgân HàngThủ tục chuyển Bảo Hiểm Xã Hội sang công ty khác có...

Thủ tục chuyển Bảo Hiểm Xã Hội sang công ty khác có thể bạn chưa biết

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng phải tiến hành thực hiện thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác và cả bảo hiểm xã hội để được chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác.

Trường hợp chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác

Trong trường hợp nghỉ việc theo hợp đồng lao động thì công ty phải có trách nhiệm thực hiện việc chốt và trả sổ lại cho người lao động, còn đối với trường hợp bạn tự nghỉ việc thì khi chuyển sang đơn vị công tác mới phải cung cấp mã số bảo hiểm để nhận được các quyền lợi về bảo hiểm sau này.

Chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác
Người lao động thực hiện thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội

>>Đừng bỏ qua: Có nên gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội lại không? Thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội đơn giản nhanh chóng để hưởng đầy đủ quyền lợi từ BHXH tương ứng với thời gian bạn đã tham gia.

Dưới đây là những trường hợp pháp luật giải quyết khi chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác:

  • Thứ nhất, khi làm việc tại công ty mới bạn vẫn có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội vào sổ cũ: Trước khi sang cơ quan công tác mới thì bạn nên hoàn tất các thủ tục chốt sổ tại cơ quan cũ. Cơ quan cũ phải có trách nhiệm lập danh sách gửi tới cơ quan thực hiện việc chốt bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó sẽ chuyển sổ của bạn sang công ty mới và tiến hành việc giao sổ cho bạn cho công ty mới. Cơ quan này sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm cho bạn và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm cho người lao động.
  • Thứ hai, tiến hành mở sổ bảo hiểm xã hội tại công ty mới: Nếu người lao động muốn mở sổ bảo hiểm xã hội tại công ty mới thì thời gian đóng bảo hiểm ở công ty cũ sẽ không được cộng vào. Tuy nhiên về sau khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bạn vẫn sẽ được cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở sổ cũ với sổ mới.

Hồ sơ và thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác

Căn cứ theo các điều lệ pháp lý thì hồ sơ và thủ tục để chuyển sổ bảo hiểm sang đơn vị công tác mới được thể hiện cụ thể qua 2 quyết định:

  • Căn cứ theo quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về vấn đề ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;
  • Căn cứ theo quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 về vấn đề sửa đổi nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH, BHYT của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác
Mẫu TK3-TS chuyển bảo hiểm xã hội

Các thủ tục cần chuẩn bị để thực hiện hồ sơ chuyển sổ bảo hiểm xã hội sang đơn vị công ty mới được thể hiện cụ thể như sau:

Đối với đơn vị sử dụng lao động: Cần chuẩn bị 2 bản danh sách lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế – Trình theo mẫu D02-TS;

Còn đối với người lao động: Chuẩn bị bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nghỉ việc hưởng chế độ, hoặc trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa kết thúc thời gian, sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng.

Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác

Khi người lao động chuyển ra ngoài tỉnh hay các thành phố khác thì sổ bảo hiểm xã hội phải do cơ quan bảo hiểm cấp tỉnh hay khu vực thành phố xác nhận việc chuyển đi.

Thủ tục bao gồm:

1. Giấy báo giảm BHXH

Chuẩn bị các hồ sơ sau, nộp cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi.

  • Bản sao quyết định/Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển địa phương khác;
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 1 bản);
  • Chuẩn bị thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng (1 thẻ/người);
  • Bản sao chứng từ nộp tiền;
  • Phiếu giao nhận hồ sơ.

2. Thủ tục thực hiện chốt sổ BHXH

Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác
Phiếu báo giảm bảo hiểm xã hội

>>Click ngay tìm hiểu: 2 quyền lợi ĐƯỢC HƯỞNG bảo hiểm xã hội khi sinh đẻ lao động nữ nào cũng cần nắm để khi lên thiên chức làm mẹ, được hưởng đầy đủ quyền lợi từ BHXH.

  • Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 301;
  • Chuẩn bị tờ rời sổ nếu có;
  • Cung cấp sổ bảo hiểm xã hội;
  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (TK1-TS, 1 bản/người);
  • Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hy vọng những thông tin về thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác và các giấy tờ cần chuẩn bị khi chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác sẽ giúp cho người lao động hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X