Chỉ số lạm phát phản ánh sự thay đổi về chi phí của dịch vụ/ hàng hóa nào đó trên thị trường khiến cho giá trị đồng tiền giảm xuống và giá của hàng hóa, dịch vụ tăng cao quá mức. Vậy tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức nào và xác định chỉ số khử lạm phát ra sao? Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu rõ hơn về chủ số này.
Chỉ số lạm phát là gì?
Chỉ số lạm phát dùng để chỉ tốc độ tăng mặt bằng giá hay nói cách khác, đây chính là thước đo tỷ lệ giảm sức mua của đồng tiền. Chỉ số này dùng để tính toán lãi suất thực và làm cơ sở để điều chỉnh giá tiêu dùng hoặc lương.
Chỉ số lạm phát có ý nghĩa thể hiện sự tăng nhanh chóng của mặt bằng giá
Ví dụ đơn giản: Giả sử giá của một bát phở năm 2021 là 25.000 đồng/bát nhưng đến năm 2022 thì giá một bán lên 40.000 đồng. Qua ví dụ này, chúng ta có thể hiểu đơn giản, chỉ số lạm phát đang thể hiện mức giá chung của hàng hóa/ dịch vụ tăng lên theo thời gian. Điều này khiến cho đồng tiền sẽ càng bị mất giá.
>> Tìm hiểu ngay: 6 nhóm các chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính
Công thức tính chỉ số lạm phát
Chỉ số lạm phát sẽ được tính theo chu kỳ, ví dụ như một tháng, một quý hoặc một năm tùy theo từng ngành nghề hoặc đặc thù. Hiện cũng có rất nhiều cách để xác định chỉ số lạm phát nhưng đa số sẽ áp dụng công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị CPI cuối/ Giá CPI đầu) * 100
Trong đó, CPI là chỉ số thể hiện mức thay đổi tương đối về giá của dịch vụ/ hàng hóa theo thời gian (đơn vị tính: %). CPI = (Chi phí để hàng hóa tại thời kỳ nhất định / Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở) x 100.
Ví dụ: Tính chỉ số lạm phát cho sức mua 10.000 đô la trong khoảng thời gian từ tháng 9/1975 đến tháng 9/ 2018. Biết rằng giá trị CPI ban đầu của đồng tiền vào tháng 9/1975 là 50.5 và giá trị CPI cuối cùng vào tháng 9/ 2018 là 250,429. Khi áp dụng công thức tính tỷ lệ lạm phát ta được:
Tỷ lệ lạm phát phần trăm = (Giá trị CPI đầu/ giá trị CPI cuối) * 100
= (250.429 / 50.5) * 100 = (4.959) * 100 = 495.89%.
Ngoài ra, chỉ số lạm phát cũng được tính theo GDP như sau:
Tỷ lệ lạm phát thời điểm A = 100 x (Chỉ số giảm phát GDP thời điểm A – Chỉ số giảm phát GDP thời điểm B)/ Chỉ số giảm phát GDP thời điểm B.
Trong đó: A là thời điểm sau và B là thời điểm trước (ví dụ, A là năm 2022 và B là năm 2021).
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số PCI là gì? PCI được phản ánh thông qua những chỉ số nào?
Những vấn đề có thể gặp khi tính chỉ số lạm phát
Việc tính toán chỉ số lạm phát có thể gặp phải 3 vấn đề dưới đây:
Chỉ số lạm phát phản ánh cao hơn thực tế: Xảy ra khi một hàng hóa/ dịch vụ được chọn trong giỏ hàng có giá tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác, lúc này người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang mặt hàng khác có giá thành hợp lý hơn.
Chỉ số lạm phát không đại diện cho một mặt hàng mới có mặt trên thị trường
Chỉ số lạm phát không phản ánh được sự xuất hiện của mặt hàng mới trên thị trường: Khi tính toán tỷ lệ lạm phát chỉ sử dụng mặt hàng cố định mà thị trường đang có hàng hóa mới xuất hiện thì một đơn vị về tiền tệ có khả năng mua được nhiều sản phẩm đa dạng hơn. Trong trường hợp này, chỉ số lạm phát không phản ánh được sức mua của đồng tiền với mặt hàng mới do đó nó sẽ đánh giá về mức giá cao hơn thực tế.
Chỉ số lạm phát không thể hiện được sự thay đổi chất lượng hàng hóa: Khi chất lượng hàng hóa tăng sẽ kéo theo mức giá để mua cũng tăng lên. Trong khi trên thực tế mức giá sản xuất không hề thay đổi do đó chỉ số lạm phát sẽ có thể phóng đại mức giá.
Chỉ số khử lạm phát (GDP)
Chỉ số khử lạm phát (GDP) thể hiện mức giá chung của tất cả các loại dịch vụ/ hàng hoá sản xuất trong nước, tính theo đơn vị là phần trăm. Chỉ số này cho biết một đơn vị GDP của thời kỳ A nào đó có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá tính trong năm đó. Hay nói cách khác, chỉ số khử lạm phát phản ánh sự biến động của giá.
Chỉ số khử lạm phát là khung giá chung của các mặt hàng trong nước
Giá trị của GDP thực và GDP danh nghĩa có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến lạm phát. Nếu GDP thực sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa sẽ xảy ra lạm phát dương. Ngược lại, nếu GDP thực tế cao hơn GDP danh nghĩa chứng tỏ lạm phát là âm.
Như vậy, GDP thực chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả nền kinh tế quốc gia và đây cũng là nền tảng để đánh giá lạm phát tại các cường quốc, điển hình như xác định chỉ số lạm phát Mỹ. Qua đó, ta thấy rằng chỉ số GDP đánh giá được tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, dựa vào số liệu này, nhà nước sẽ hoạch định chính sách kinh tế phù hợp hơn.
Chỉ số lạm phát GDP được xác định theo công thức sau:
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đã mang đến những kiến thức bổ ích về chỉ số lạm phát và chỉ số khử lạm phát. Từ đó, nắm được công thức tính tỷ số lạm phát và chỉ số GDP dễ dàng hơn!