Các chỉ số tài chính phản ánh chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư phân tích và đánh giá hoạt động của công ty từ đó đưa ra so sánh với các đối thủ cạnh tranh và dự đoán kinh tế tương lai của doanh nghiệp. Vậy trong báo cáo tài chính có những nhóm chỉ số quan trọng nào? Cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này.
4 nhóm chỉ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán mang đến những thông tin để doanh nghiệp đánh giá được khả năng thanh toán. 4 nhóm chỉ số tài chính nằm trong nhóm này gồm:
Bạn đã biết rõ về 4 nhóm chỉ số tài chính để đánh giá khả năng thanh toán chưa?
- Tỷ số thanh khoản hiện hành: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng tài sản chuyển thành tiền mặt để chi trả khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này sẽ bằng số tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh khoản nhanh: Phản ánh khả năng sử dụng tài sản gần bằng tiền mặt của doanh nghiệp dùng để trả các khoản nợ hiện tại. Tỷ số này sẽ lấy tài sản ngắn hạn trừ đi lượng hàng tồn kho sau đó chia cho nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Để đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp và sẽ bằng tài sản lưu động trừ cho nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Thể hiện năng lực chi trả lãi vay của công ty và rủi ro của bên cho vay. Hệ số sẽ bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho số lãi vay phải trả.
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số PCI là gì? PCI được phản ánh thông qua những chỉ số nào?
2 chỉ số tài chính đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Nhóm chỉ số này dùng để phản ánh tính cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó. Nhóm này gồm có 2 chỉ số tài chính quan trọng:
- Tỷ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn gồm có hệ số sau:
Hệ số nợ phải trả = Nợ đã vay/ Tổng số nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn đang sở hữu/ Tổng số nguồn vốn
- Tỷ số phản ánh cơ cấu tài sản gồm:
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
Tỷ lệ Tài sản dài hạn = Tổng tài sản dài hạn/ Tổng tài sản.
>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số Dow Jones là gì? Phân loại và mức độ quan trọng của Dow Jones
5 nhóm chỉ số tài chính đánh giá hiệu suất hoạt động
5 nhóm chỉ số tài chính phản ánh hiệu suất hoạt động của công ty cũng như khả năng chuyển đổi các nguồn lực sang tiền, có những chỉ số sau:
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: Đánh giá trình độ quản lý vốn lưu động, nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao. Tỷ số này sẽ bằng giá vốn chia cho số lượng hàng còn tồn kho.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho để đánh giá nguồn vốn lưu động
- Hệ số vòng quay các khoản phải thu: Thể hiện sự đầy đủ trong việc thu thập hồ sơ các khoản phải thu mà khách hàng nợ. Tỷ lệ này sẽ bằng doanh thu bán chịu ròng chia cho khoản phải thu trung bình.
- Hệ số vòng quay vốn lưu động: Đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp, nếu con số này quá thấp dẫn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi được chậm. Tỷ số này sẽ bằng doanh thu chia cho tổng số vốn lưu động trung bình.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định (hoặc tài sản cố định) = Doanh thu thuần/ Số dư vốn cố định trung bình (hoặc giá tài sản trung bình)
- Hệ số vòng quay toàn bộ vốn bằng doanh thu thuần chia cho số vốn trung bình dùng để kinh doanh. Chỉ số tài chính này để đánh giá được vòng quay toàn bộ tài sản, làm rõ khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
5 nhóm chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động
Nhóm chỉ số tài chính thể hiện được khả năng sinh lời của vốn, có các hệ số sau:
- Hệ số ROS (Return On Sales) = Lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần.
- Hệ số BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản trung bình.
- Hệ số ROA (Return On Assets) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản.
- Hệ số ROE (Return On Equity) = Lợi nhuận đã trừ thuế /Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số EPS = (Lợi nhuận đã trừ thuế – Cổ tức cho cổ đông)/ Số lượng cổ phần.
3 nhóm chỉ số tài chính thể hiện phân phối lợi nhuận
Các nhóm chỉ số này thể hiện mức độ phân phối lợi nhuận so với khoản doanh thu mà doanh nghiệp mang đến cho cổ đông, gồm các hệ số sau:
- Hệ số DPS = Lợi nhuận trừ thuế trả dùng để trả cho cổ phần/ Số lượng cổ phần đang lưu hành.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức chi trả cho cổ phần thường/ Thu nhập của cổ phần thường.
- Tỷ suất cổ tức = Cổ tức chi trả cho một cổ phần thường/ Giá của một cổ phần trên thị trường.
Những nhóm chỉ số tài chính nào để thể hiện phân phối lợi nhuận?
2 nhóm chỉ số tài chính thể hiện giá thị trường
Hai chỉ số nhóm này dùng để đánh giá giá cổ phiếu trên thị trường của doanh nghiệp, gồm có hai hệ số:
- Hệ số P/E = Giá cổ phiếu trên thị trường thường/Thu nhập của cổ phần thường.
- Hệ số P/B = Giá cổ phiếu một cổ phần thường/ Giá trị cổ phần trên sổ sách.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về 6 nhóm các chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính. Từ đó nắm được công thức tính toán các chỉ số này cũng như hiểu được bản chất của chúng dễ dàng hơn!