Bảo lãnh ngân hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế các doanh nghiệp mà còn là một sự cam kết tạo ra sự tin tưởng khi các bên giao kết hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, Thông Tin Tài Chính sẽ cùng bạn đi tìm hiểu khái niệm, các đối tượng được bảo lãnh ngân hàng và quy trình thực hiện ra sao, phí bảo lãnh nhiêu?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng. Trong đó, tổ chức tín dụng (ngân hàng) cam kết với bên nhận bảo lãnh về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã cam kết.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức tín dụng được nhiều khách hàng lựa chọn
Hay nói một cách dễ hiểu, bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay (bên nhận bảo lãnh) nếu người đó không có khả năng thanh toán nợ hoặc thanh toán không đủ khoản đã vay. Số tiền ngân hàng trả sẽ nằm trong phạm vi ghi trong giấy bảo lãnh.
Về bản chất, bảo lãnh ngân hàng hình thành với vai trò là bên thứ 3 để ngăn ngừa rủi ro cũng như đảm bảo quyền lợi cho hai bên mua và bên bán. Chính vì vậy, hình thức tín dụng này được ví như tấm giấy thông hành để các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán và là cơ sở để họ tin tưởng lẫn nhau.
>> Tìm hiểu ngay: Đáo hạn ngân hàng là gì? Cần lưu ý điều gì khi đáo hạn ngân hàng?
Đối tượng được bảo lãnh ngân hàng
Các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có thể thực hiện bảo lãnh ngân hàng
Các đối tượng được bảo lãnh ngân hàng gồm:
- Những doanh nghiệp đang kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam;
- Tất cả tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động đúng với quy định của pháp luật;
- Những hợp tác xã và các tổ chức được quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự đáp ứng đủ điều kiện được bảo lãnh ngân hàng;
- Các tổ chức kinh tế quốc tế ký kết các hợp đồng hợp tác liên doanh và đấu thầu cho những dự án đầu tư tại Việt Nam.
>> Tìm hiểu ngay: Big 4 ngân hàng là gì? Big Four tại Việt Nam gọi tên ngân hàng nào?
Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Bạn đã nắm rõ quy trình bảo lãnh ngân hàng chuẩn chưa?
Để thực hiện thủ tục bảo lãnh ngân hàng sẽ phải trải qua các bước sau:
- Bước 1: Bên được bảo lãnh (khách hàng của ngân hàng) tiến hành ký kết hợp đồng với phía đối tác theo với các nội dung về: thanh toán, xây dựng, dự thầu…lúc này đối tác sẽ yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng;
- Bước 2: Khách hàng lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh gửi tới ngân hàng. Các giấy tờ cần nộp gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý, hồ sơ mục đích, hồ sơ tài chính kinh doanh và hồ sơ tài sản đảm bảo;
- Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ thông qua việc xem xét các nội dung như: đảm bảo tuân thủ pháp luật, tính khả thi của dự án được bảo lãnh, năng lực pháp lý và khả năng tài chính của khách hàng, hình thức bảo đảm. Nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh cho khách hàng;
- Bước 4: Trong thủ bảo lãnh thể hiện rõ các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh;
- Bước 5: Nếu có phát sinh xảy ra, ngân hàng sẽ là bên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
- Bước 6: Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính như: trả nợ gốc, lãi, phí. Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thanh toán thay và tự động hạch toán nợ vay cho số tiền phải trả nợ thay dựa vào lãi suất cho khoản nợ quá hạn của khách hàng.
Phí bảo lãnh ngân hàng bao nhiêu?
Khi muốn được bảo lãnh ngân nhàng, bên được bảo lãnh (khách hàng) sẽ phải trả phí bảo lãnh. Chi phí này để bù đắp các chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra trước dành cho những rủi ro có thể phải chịu.
Phí bảo lãnh được tính như sau:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
- Số tiền bảo lãnh: Chính là số tiền ngân hàng sẽ trả thay cho khách hàng nếu họ không thực hiện được nghĩa vụ tài chính đã cam kết với đối tác của họ;
- Tỷ lệ phí (%): Được tính theo từng loại bảo lãnh và tùy vào từng ngân hàng;
- Thời gian bảo lãnh: Là thời gian việc bảo lãnh có hiệu lực.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn đã mang đến những kiến thức để bạn đọc hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng, các đối tượng được bảo lãnh cũng như quy trình thực hiện ra sao rồi đúng không nào. Từ đó có thể áp dụng trong những trường hợp cần dùng đến hình thức tín dụng này cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp dễ dàng hơn!