Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán thay thế cho tiền mặt vô cùng tiện dụng nên ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Với thẻ tín dụng, khách hàng có thể tự tin mua sắm, hưởng nhiều ưu đãi mà không cần tiền mặt hay nạp tiền vào tài khoản. Hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu chi tiết về thẻ tín dụng qua bài viết dưới đây.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ có tính năng thanh toán trước ngay cả khi không có tiền trong tài khoản. Nghĩa là người tiêu dùng có thể dùng thẻ tiêu dùng để chi tiêu, thanh toán mua sắm và trả tiền lại sau cho ngân hàng. Thẻ tín dụng không chỉ là thẻ Visa mà còn có chức năng thanh toán quốc tế và có thể mang thương hiệu của Visa, MasterCard, American Express hay UnionPay…
Thẻ tín dụng là thẻ có tính năng thanh toán trước, trả tiền sau
Sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định cho thẻ của bạn. Hạn mức được căn cứ dựa vào khả năng tài chính của từng người. Như vậy, bạn có thể chi tiêu, thanh toán với số tiền nằm trong hạn mức đó và khi đến hạn thanh toán bạn phải nạp/hoàn lại số tiền đã chi tiêu theo thỏa thuận với ngân hàng.
Mặt trước và mặt sau của thẻ tín dụng
Nếu bạn thanh toán cho ngân hàng trước hạn mức thời gian, thường tối đa 45 ngày, có khi lên đến 55 ngày sẽ không bị tính thêm lãi suất. Ngược lại, thanh toán chậm sẽ bị tính thêm lãi.
Thẻ tín dụng được phân loại theo các tiêu chí như: thương hiệu, hạng thẻ, phạm vi sử dụng… Trong đó, phân chia theo phạm vi sử dụng là phổ biến nhất. Gồm có:
- Thẻ tín dụng nội địa: Cho phép người tiêu dùng thanh toán, chi trả cho các giao dịch thuộc phạm vi trong nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Có phạm vi giao dịch rộng hơn, với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng có thể sử dụng để thanh toán cho giao dịch trong nước và quốc tế.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến thẻ tín dụng
Với tính năng chi tiêu trước, trả tiền sau bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán cho các khoản mua sắm, dịch vụ cho phạm vi trong nước và quốc tế. Ngoài tính năng thanh toán nhiều người không khỏi thắc mắc về loại thẻ này có các chức năng khác nhau. Cụ thể:
Thẻ tín dụng có rút được tiền mặt không?
Trong một số trường hợp ngân hàng vẫn cho phép chủ thẻ được rút tiền từ thẻ tín dụng tại cây ATM khi cần tiền mặt gấp. Nhưng ngân hàng áp dụng phí rút tiền mặt lãi suất với số tiền đã rút khá cao. Vì thế, chỉ khi cấp bách mới nên sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, còn lại bạn nên hạn chế.
Ngân hàng thường không khuyến khích khách hàng thực hiện tính năng rút tiền mặt của thẻ tín dụng vì tính rủi ro cao hơn so với giao dịch mua sắm. Lý do là vì ngân hàng dễ đứng trước nguy cơ bị chủ thẻ quỵt nợ cao hơn. Đây là nhận định được các ngân hàng đưa ra dựa vào dữ liệu thống kê đối với khách hàng đã dùng thẻ trước đây.
Thẻ tín dụng có thể rút được tiền mặt nhưng phí và lãi suất cao
Thẻ tín dụng rút tiền ở đâu?
Như đã nói ở trên, thẻ tín dụng rút tiền mặt ở cây ATM của ngân hàng. Để rút tiền từ thẻ tín dụng tại cây ATM, bạn hãy tìm những cây ATM có chữ Visa hoặc Mastercard (Cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hoặc của ngân hàng khác). Cách thức rút tiền tương tự như sử dụng thẻ ghi nợ. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn cung cấp dịch vụ rút tiền qua tổng đài.
Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?
Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm. Trong chính sách sử dụng thẻ tín dụng của hầu hết các ngân hàng thì thẻ tín dụng KHÔNG có tính năng chuyển khoản. Đây là quy định chung cho tất cả các hạng thẻ.
Thẻ tín dụng vừa bị hạn chế về việc rút tiền mặt vừa không thể chuyển khoản. Không như thẻ ghi nợ (Debit Card), bạn có thể chuyển tiền từ khoản này sang tài khoản khác vì đó là tiền của bạn. Thẻ tín dụng là vay tiền ngân hàng để mua sắm nên chuyển tiền là không thể.
Thẻ tín dụng không thể chuyển khoản được
Lưu ý khi mở thẻ tín dụng
Gần đây, việc sử dụng thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến. Thực tế thẻ tín dụng có nhiều ưu điểm như tiện lợi, sử dụng dễ dàng, thủ tục đơn giản… Thế nhưng thẻ tín dụng chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn am hiểu về nó nếu không dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Để mở thẻ tín dụng cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:
- Mở thẻ tín dụng cần thông tin về nhân thân, giấy tờ tùy thân đầy đủ. Theo đó, bạn cần là công dân Việt Nam/người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam với độ tuổi từ 18 – 60 tuổi. Khi làm thẻ tín dụng cần có CMND/CCCD/hộ chiếu.
- Muốn mở thẻ tín dụng cần phải có thu nhập ổn định. Bạn phải chứng minh thu nhập hàng tháng của bản thân dựa trên sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất. Bên cạnh đó, khách hàng cần cung cấp thêm các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, sổ tiết kiệm hoặc tiền gửi ngân hàng trong trường hợp cần thiết.
- Bạn phải có điểm tín dụng cá nhân tốt để ngân hàng hàng quyết định cấp thẻ tín dụng cho bạn hay không. Tốt nhất không nằm trong nhóm nợ xấu của ngân hàng.
Để mở thẻ tín dụng cần có thu nhập ổn định hàng tháng
Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu nhất định về điều kiện mở thẻ tín dụng. Nhìn chung việc mở thẻ tín dụng khá nhanh và đơn giản. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu kỹ tại ngân hàng nếu có dự định mở thẻ. Ngoài những lưu ý trên, còn có một số câu hỏi liên quan đến việc mở thẻ tín dụng như sau:
Bao nhiêu tuổi mở được thẻ tín dụng?
Người từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực dân sự được phép mở thẻ tín dụng. Nhưng thực tế các ngân hàng yêu cầu khách hàng phải từ 20 tuổi trở lên mới được mở thẻ tín dụng. Bởi sử dụng thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc bạn đang vay tiền ngân hàng. Hầu hết những người 18 tuổi đều chưa có công việc ổn định nên không đủ khả năng chi trả cho các khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng. Mặc dù quy định là 18 tuổi nhưng khách hàng phải từ 20 tuổi trở lên mới được mở thẻ.
Nếu bạn chưa đủ tuổi nhưng vẫn muốn sử dụng thì cách duy nhất là phụ huynh tạo cho bạn thẻ tín dụng phụ.
Mở 2 thẻ tín dụng cùng một ngân hàng được không?
Nhiều khách hàng khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng thường đặt ra câu hỏi này. Theo đó, một người có thể mở 2 thẻ tín dụng của cùng 1 ngân hàng.
Nhưng khi khách hàng duy trì cùng lúc 2 thẻ tín dụng trong một ngân hàng thì tổng hạn mức tín dụng của cả hai thẻ tại 1 thời điểm không được vượt quá hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng cấp cho khách hàng.
Ví dụ tại ngân hàng Techcombank, bạn có thể mở thẻ tín dụng quốc tế Vietnam Airlines Techcombank Visa và thẻ tín dụng quốc tế Techcombank Visa.
Bạn có thể mở 2 thẻ tín dụng cùng một ngân hàng
Một người được mở bao nhiêu thẻ tín dụng?
Việc bạn được làm bao nhiêu thẻ tín dụng tùy thuộc nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân. Số lượng thẻ bạn có thể mở là không giới hạn nhưng phải đáp ứng được điều kiện ngân hàng đưa ra. Để an toàn hơn khi sử dụng, các chuyên gia tài chính khuyên bạn chỉ nên sở hữu 2 thẻ tín dụng ở 2 ngân hàng khác nhau là đủ. Với 2 thẻ Mastercard/thẻ Visa đã đủ đáp ứng tối đa điều kiện chi tiêu và giúp bạn quản lý dòng tiền hiệu quả hơn.
Số lượng thẻ tín dụng cần mở phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện từng người
Thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất?
Mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất? Theo đó bạn nên chọn ngân hàng uy tín, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho chủ thẻ bằng cách dựa vào những tiêu chí dưới đây:
- Có thương hiệu: Nên chọn ngân hàng có danh tiếng, uy tín và thương hiệu, với mạng lưới hệ thống rộng khắp. Có như vậy mới giảm thiểu rủi ro, dễ giao dịch và nhận được nhiều ưu đãi.
- Hạn mức thẻ tín dụng và lãi suất: Nên chọn ngân hàng có hạn mức tín dụng cao để đáp ứng nhu cầu mua sắm, chi tiêu đồng thời phí lãi suất thấp để hạn chế khả năng thanh toán tiền lãi do chi trả chậm trễ.
- Phí thường niên: Đây là phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp cho ngân hàng để duy trì thẻ. Tốt nhất nên chọn ngân hàng có phí thường niên hợp lý, dễ chấp nhận nếu dịch vụ của ngân hàng tốt.
- Khuyến mãi, ưu đãi: Thẻ tín dụng mang đến nhiều ưu đãi mua sắm cho khách hàng. Vì thế khi chọn mở thể nên xem xét các đặc quyền ưu đãi mà bạn có thể nhận được chọn lựa ngân hàng.
- Tính bảo mật: Chọn ngân hàng có hệ thống bảo mật tốt để an toàn trong việc sử dụng thẻ tín dụng mua sắm trực tuyến trong nước và quốc tế.
Nên chọn ngân hàng đáp ứng được những tiêu chí trên
Danh sách một số ngân hàng uy tín để bạn lựa chọn mở thẻ tín dụng:
- Ngân hàng Vietcombank;
- Ngân hàng BIDV;
- Ngân hàng HSBC;
- Ngân hàng Citibank;
- Ngân hàng TPBank;
- Ngân hàng VPBank;
- Ngân hàng Techcombank;
- ….
Tạm kết, để mở thẻ tín dụng trước hết bạn phải hiểu chi tiết về loại thẻ này để sử dụng cho hiệu quả. Mong rằng thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây giúp bạn nắm bắt cặn kẽ về Credit Card nhé!