Trang chủNgân HàngChức năng và quyền hạn của phó thống đốc ngân hàng Nhà...

Chức năng và quyền hạn của phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là gì?

Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, vị trí này đảm nhận những nhiệm vụ gì? Quyền hạn và chức năng của vị trí này như thế nào? thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bài viết này, hãy cùng Thông Tin Tài Chính đi tìm về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của vị trí Phó thống đốc.

Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là gì?

Đây là vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà nước – Cơ quan ngang Bộ trong thể chế chính trị Việt Nam. Phó thống đốc là người hỗ trợ và thay mặt Thống đốc xử lý các công việc trong phạm vi được cho phép. Với vai trò này, Phó thống đốc được xem là “cánh tay phải” đắc lực của Thống đốc Ngân hàng.

Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là vị trí nhân sự cao cấp 

Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là vị trí nhân sự cao cấp 

Cùng với Thống đốc, Phó Thống đốc là vị trí được xét duyệt vô cùng nghiêm ngặt. Bởi vị trí này cũng tương đương như chức vụ Thứ trưởng. Để đảm nhận vị trí Phó Thống đốc, người được đề đạt phải được Quốc hội chấp thuận bổ nhiệm.

>> Tìm hiểu ngay: Danh sách Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước là gì?

Về nhiệm vụ chính, Phó thống đốc sẽ tuân theo sự chỉ đạo, sắp xếp của Thống đốc. Tuy nhiên, về cơ bản, Phó thống đốc sẽ hỗ trợ các hạng mục sau:

Phó thống đốc Ngân hàng là người chỉ đạo nhân viên thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn của ngân hàng

Phó thống đốc Ngân hàng là người chỉ đạo nhân viên thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn của ngân hàng

  • Hỗ trợ tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia theo đúng thẩm quyền;
  • Hỗ trợ tổ chức và chỉ đạo đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước;
  • Chủ động phối hợp với các cơ quan, bộ ban ngành để xử lý các công việc liên quan đến Ngân hàng Nhà nước cũng như các nhiệm vụ của Chính phủ giao phó;
  • Hỗ trợ triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động của các bộ ban ngành, các ngân hàng trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
  • Ký duyệt các văn bản thuộc thẩm quyền;
  • Hỗ trợ điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước.

>> Tìm hiểu ngay: Ngân hàng giải ngân là gì? Quy trình giải ngân như thế nào?

Kỹ năng phẩm chất cần có của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước 

Trong bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà nước, vai trò của Phó thống đốc rất quan trọng. Phó Thống đốc không chỉ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ mà còn phải thường xuyên sát sao việc triển khai các kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động của các bộ ban ngành, ngân hàng. Với vai trò quan trọng, Phó thống đốc cần có chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết gồm:’

Những phẩm chất cần có của một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước

Những phẩm chất cần có của một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước

Chuyên môn nghiệp vụ về Tài chính Ngân hàng

Phó thống đốc cần có chuyên môn nghiệp vụ cao về ngành Tài chính Ngân hàng. Chỉ khi có chuyên môn, Phó thống đốc mới có thể hoàn thành tốt các công việc được giao phó. Chuyên môn được thể hiện qua bằng cấp tại các trường chính quy và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng.

Kỹ năng lãnh đạo

Phó thống đốc cần phải có kỹ năng lãnh đạo. Bởi đây là vị trí quan trọng, quản lý toàn bộ bộ máy của ngân hàng. Để trở thành một người lãnh đạo tốt, Phó thống đốc cần phải thể hiện được:

  • Sự biết lắng nghe;
  • Khả năng tổ chức, xây dựng, sắp xếp kế hoạch;
  • Khả năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp, ngoại giao

Phó thống đốc cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi vị trí này phải tiếp xúc với rất nhiều người đến từ các bộ, ban ngành khác nhau. Vì vậy, Phó thống đốc phải đảm bảo khả năng giao tiếp tốt để công việc suôn sẻ.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của Phó thống đốc rất lớn. Lượng công việc không chỉ cố định mà còn rất nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, vị trí công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có khả năng quản lý và sắp xếp thời gian.

Kỹ năng phân bổ công việc

Phó thống đốc phải có khả năng phân bổ công việc cho các phòng ban. Phó thống đốc phải nắm được nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban, điểm mạnh, điểm yếu của các nhân viên. Từ đó, việc phân bổ công việc sẽ hiệu quả.

Trên đây là thông tin chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của vị trí Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của vị trí công việc này.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X