Nếu bạn có một số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư để sinh lời. Và chứng khoán là kênh đầu tư phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, muốn đầu tư hiệu quả việc chủ động cập nhật kiến thức về chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán là cần thiết. Vậy chứng khoán là gì? Hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán (Securities) là tài sản tài chính hay bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản/phần vốn của công ty/tổ chức phát hành. Chứng khoán có thể giao dịch mua bán trên thị trường. Chứng khoán có thể theo hình thức chứng chỉ, dữ liệu điện tử hay bút toán ghi sổ.
Chứng khoán là gì?
Thuật ngữ “chứng khoán” được sử dụng để chỉ bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào nhưng định nghĩa pháp lý về chứng khoán tùy thuộc thẩm quyền từng quốc gia, khu vực. Tại Việt Nam, theo Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:
Chứng khoán là tài sản bao gồm các loại sau đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký.
- Chứng khoán phái sinh.
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Các công ty phát hành chứng khoán để huy động vốn từ thị trường. Nhà đầu tư sẽ rót tiền mua chứng khoán, đồng thời là chủ sở hữu một phần tài sản/ vốn của doanh nghiệp phát hành.
Chứng khoán gồm những loại nào?
Chứng khoán hiện nay được chia thành 3 loại phổ biến nhất, cụ thể:
Chứng khoán Vốn (equity securities)
Đây là loại chứng khoán được công ty/doanh nghiệp phát hành và thể hiện quyền sở hữu 1 phần vốn, tài sản của công ty với cổ đông. Theo đó, người sở hữu chứng khoán vốn (cổ phiếu phổ thông) sẽ được trả cổ tức trong trường hợp công ty/doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt và được hưởng lợi từ việc bán chênh lệch giá (mua thấp bán cao).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư sở hữu chứng khoán vốn (cổ phiếu) có thể biểu quyết các hoạt động quan trọng của công ty. Nếu các công ty phá sản, giải thế, các cổ đông nhận lại tiền còn lại sau khi công ty thanh toán xong các khoản nợ. Chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, chứng chỉ Quỹ, cổ phiếu thường,….
Chứng khoán Nợ (debt securities)
Đây là loại chứng khoán dùng để xác nhận mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Khi sở hữu chứng khoán nợ hay trái phiếu công ty nghĩa là bạn là chủ nợ và công ty phải có trách nhiệm hoàn trả. Chứng khoán nợ thể hiện số tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn, thời gian đáo hạn,…
Nếu công ty phá sản không đủ tiền trả nợ, người sở hữu chứng khoán nợ sẽ được ưu tiên thanh toán trước các loại chứng khoán khác (cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường).
Chứng khoán nợ phát hành chủ yếu dạng trái phiếu – Trái phiếu chính phủ
Loại chứng khoán này được phát hành chủ yếu dưới dạng trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp), chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp,…Chứng khoán nợ cũng là chứng khoán có số lượng giao dịch lớn trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Phái sinh
Đây là hợp đồng tài chính được thiết lập nhằm mục đích xác nhận quyền và nghĩa vụ giữa hai bên ở thời điểm hiện tại cho một giao dịch được thực hiện ở thời điểm xác định trong tương lai.
Tại thị trường chứng khoán Việt đã có chứng khoán phái sinh, giá phụ thuộc vào chỉ số VN30. So với các loại chứng khoán khác, chứng khoán phái sinh tồn tại mức rủi ro cao nhất.
Giá chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào chỉ số VN30
Chứng khoán phái sinh gồm có 4 loại chính:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward);
- Hợp đồng tương lai (Future);
- Hợp đồng quyền chọn (Option);
- Hợp đồng hoán đổi (Swap);
Đặc điểm của chứng khoán
Chứng khoán là tài sản có tính thanh khoản lỏng, khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hơn với các tài sản khác. Điều này thể hiện ở việc chứng khoán có thể tự do mua bán giao dịch giao dịch trên sàn. Những chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau, trong đó, cổ phiếu niêm yết có khả năng thanh khoản tốt hơn các chứng khoán khác.
Chứng khoán có tính rủi ro cao, chịu nhiều yếu tố tác động như rủi ro thị trường, lạm phát, rủi ro chính trị khiến giá tăng hoặc giảm. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận các nhà đầu tư.
Chứng khoán có khả năng sinh lời, tạo thu nhập từ quá trình dùng nguồn vốn cho hoạt động kinh tế, sinh lãi dòng. Khi doanh nghiệp phát triển giá chứng khoán tăng các nhà đầu tư được chia cổ tức.
Chứng khoán có tính rủi ro cao và khả năng sinh lời
1 phiên chứng khoán là gì?
Bắt đầu 1 phiên giao dịch chứng khoán hay kết thúc 1 phiên giao dịch chứng khoán là cụm từ được nhắc đến nhiều khi tham gia chứng khoán. Vậy 1 phiên chứng khoán là gì? Thời gian được xác định như thế nào?
1 phiên chứng khoán là thời gian diễn ra các hoạt động mua bán, đặt lệnh hủy/đầu tư chứng khoán trên sàn giao dịch
1 phiên giao dịch chứng khoán là khoảng thời gian diễn ra tất cả các hoạt động trao đổi, mua bán, đặt lệnh hay hủy lệnh đầu tư chứng khoán trên các sàn giao dịch tham gia. Theo đó, 1 phiên giao dịch chứng khoán có thể là 1 ngày, 1 buổi hoặc phiên khớp lệnh…
Đó là khoản thời gian mà bên mua và bên bán chứng khoán thực hiện các giao dịch công khai, nhanh chóng với nhau.
1 điểm chứng khoán bao nhiêu tiền?
Muốn biết 1 điểm chứng khoán bao nhiêu tiền, trước hết bạn phải hiểu về nó. Điểm chứng khoán là số biểu thị sự tăng giảm của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, có thể là toàn thị trường hoặc đối với từng chỉ số riêng biệt.
Bản thân người chơi chứng khoán phải biết cách tính điểm chứng khoán cơ bản. Tuy nhiên, nó không cần thiết vì mỗi ngày, sàn chứng khoán sẽ công bố hằng ngày. Điểm chứng khoán sẽ thay đổi theo mỗi phiên giao dịch và linh hoạt theo thông tin biến động của giá cổ phiếu toàn thị trường.
1 điểm chứng khoán bao nhiêu tiền?
Cách tính chỉ số Vn-Index
Vn-Index là chỉ số đại diện cho Sở HOSE từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HOSE.
- Vn-Index = (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại/Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở) x 100.
- Chỉ số = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại/Hệ số chia.
Kết quả của Vn-Index sẽ được biểu thị bằng %, sau đó sẽ chuyển sang điểm để dễ hình dung.
Ví dụ: Tổng giá trị vốn hóa hiện tại là:
- Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết thị trường: 514.028.000.000.
- Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở: 488.607.219.010.
→ Vn-Index = 514.028.000.000/488.607.219.010 x 100 = 105,2 → 105,2 điểm.
Trong trường hợp có thêm hay bớt cổ phiếu thì sẽ có sự điều chỉnh trong số chia, công thức sẽ được điều chỉnh. Trên thực tế, bạn không cần tính toán, chỉ cần theo dõi trên bảng giá chứng khoán sẽ có thông tin điểm chứng khoán liên tục qua các phiên giao dịch. Tại đó có thông tin cụ thể là tăng hay giảm điểm, tăng bao nhiêu và giảm bao nhiêu cụ thể.
1 điểm Vn-Index bao nhiêu tiền?
- 1 điểm Vn-Index = Tổng giá trị cổ phiếu của Vn-index/100
Từ công thức này, ta nhận thấy điểm 1 điểm Vn-Index là thể hiện tổng giá trị cổ phiếu so với giá trị ban đầu. Điểm ở đây cũng có thể nói là đại diện cho tiền. Để quy đổi từ điểm sang tiền ta sẽ có công thức sau đây:
- Số lượng cổ phiếu niêm yết hiện nay: 736,080,360 CP.
- Giá trị công bố là: 22,880.988 Tỷ đồng.
→ 1 điểm Vn-Index = 22,880.988/100 = 228.80988 VND.
Con số này sẽ thay đổi liên tục theo giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường, có thể tăng hoặc giảm theo tình hình chung của điểm Vn-Index qua các phiên giao dịch.
Giá trị 1 điểm Vn-Index thay đổi liên tục, phụ thuộc nhiều yếu tố
Trên đây là những thông tin tổng quát về chứng khoán. Nếu bạn là người mới bắt đầu tham gia kênh đầu tư này phải tìm hiểu về chứng khoán và những thông tin liên quan. Hi vọng thông tin chia sẻ từ bài viết là hữu ích cho người dùng.