Trang chủNgân HàngHọc ngay cách tính lãi suất vay ngân hàng BIDV đơn giản,...

Học ngay cách tính lãi suất vay ngân hàng BIDV đơn giản, chính xác nhất

Nhu cầu vay vốn tại ngân hàng BIDV không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, cách tính lãi suất vay ngân hàng BIDV vẫn còn khá mới với nhiều khách hàng. Hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết sau nhé.

Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng BIDV

Hiện nay, ngân hàng BIDV đang áp dụng cách thức thanh toán trả góp tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần. Theo đó, mỗi tháng người vay phải trả một phần số tiền vay gốc cố định cùng khoản lãi được tính giảm dần theo thời gian. Nghĩa là tiền gốc tính riêng và tiền lãi tính riêng dựa theo số tiền gốc.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng BIDV được áp dụng công thức tính lãi trả góp theo dư nợ giảm dần

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng BIDV được áp dụng công thức tính lãi trả góp theo dư nợ giảm dần

Do đó, công thức tính lãi suất vay thế chấp của ngân hàng BIDV được áp dụng như sau:

  • Tiền gốc mỗi tháng = Số tiền đã vay/ Số tháng vay;
  • Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền đã vay * Lãi suất cho vay theo tháng;
  • Tiền lãi của những tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất cho vay.

Khi đến những tháng kế tiếp, tiền gốc được trừ đi theo các tháng trước đó. Tiền lãi của khách hàng được tính căn cứ trên số gốc còn lại.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý:

  • Lãi suất vay theo tháng = Lãi suất năm / 12 tháng.

Như vậy, nếu bạn vay thế chấp 100 triệu đồng trong thời gian 3 năm cùng mức lãi suất tại thời điểm vay được ngân hàng BIDV quy định là 13%/năm. Như vậy, số tiền gốc cố định phải thanh toán mỗi tháng là 2.777.778 VNĐ. Số tiền lãi người vay phải trả trong tháng đầu tiên là 1.083.333 VNĐ, tiếp đến tháng thứ 2 là 1.053.241 và những tháng kế tiếp sẽ giảm dần số lãi dựa vào tiền gốc thực tế.

Cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng BIDV

Vay tín chấp là hình thức phổ biến tại ngân hàng BIDV hiện nay được nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm.

Khái niệm vay tín chấp ngân hàng BIDV

Vay tín chấp ngân hàng BIDV gồm mấy phương thức tính lãi?

Vay tín chấp ngân hàng BIDV gồm mấy phương thức tính lãi?

>>Click xem ngay: Hướng dẫn cách chuyển khoản ngân hàng BIDV để chọn được cách giao dịch nhanh nhất khi cần.

Hiện nay, ngân hàng BIDV đang áp dụng 2 phương thức tính lãi suất vay tín chấp như sau:

Lãi suất được tính theo số dư nợ giảm dần

Theo đó ngân hàng sẽ tính toán dựa trên số dư nợ hiện tại. Số tiền phải thanh toán cho lãi suất của khoản vay sẽ giảm dần theo tháng, theo quý, theo năm.

Lãi suất tính theo số dư nợ gốc

Ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa theo số dư nợ ban đầu. Người vay phải đảm bảo thanh toán khoản lãi với mức lãi được quy định không đổi theo thời gian.

Ví dụ cụ thể:

Dư nợ gốc của khoản vay là 50 triệu và lãi suất áp dụng tại thời điểm vay là 18%/năm. Nếu bạn vay trong thời gian 12 tháng thì số tiền lãi phải thanh toán được áp dụng là 50.000.000 x 18%/12 = 750.000 VNĐ

Theo đó, mức tiền lãi sẽ giảm dần nếu số dư nợ giảm. Đây là cách tính lãi suất vay tín chấp phổ biến tại ngân hàng BIDV.

Khách hàng vay 50 triệu trong thời gian 12 tháng, áp dụng lãi suất 18%/năm. Theo đó:

  • Tháng đầu tiên: Dư nợ là 50 triệu, tiền lãi sẽ là 50.000.000 x 18%/12 = 750.000 VNĐ, kèm theo 5 triệu tiền gốc;
  • Tháng thứ 2: Dư nợ là 45 triệu, tiền lãi sẽ là 45.000.000 x 18%/12 = 675.000 VND.

Lãi suất cho vay tín chấp hoàn toàn không biến động trong suốt quá trình vay trong trường hợp thị trường có biến đổi về mức lãi của ngân hàng BIDV.

Khách hàng vay tín chấp tại ngân hàng BIDV được quyền thực hiện tất toán khoản vay trước thời hạn. Bạn sẽ phải thanh toán số tiền gốc cùng với phí tất toán hợp đồng theo quy định cụ thể của ngân hàng.

Hình thức vay tín chấp tại BIDV sẽ không tự động gia hạn cho bạn khi hết hợp đồng. Khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để tất toán khoản vay.

Nếu đến thời hạn, bạn không thể hoàn thành số tiền vay, hay thanh toán quá hạn thì điểm tín dụng sẽ được cập nhật trên hệ thống tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Theo đó, bạn khó có cơ hội vay vốn tiếp tục lần thứ 2.

Công thức tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng BIDV

Có những cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng BIDV nào?

Có những cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng BIDV nào?

>>Click xem ngay: Mẫu đăng ký nộp thuế điện tử ngân hàng BIDV để khi cần có thể dùng ngay.

Bạn có thể áp dụng 2 cách sau để tính chính xác mức lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng BIDV:

Cách tính lãi suất dựa theo dư nợ gốc

Khi muốn tính lãi suất phải thanh toán mỗi tháng khi vay tín chấp theo số dư nợ gốc, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

  • Số tiền người vay phải thanh toán mỗi tháng = Số tiền bạn đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * lãi suất vay tín chấp cố định mỗi tháng.

Cách tính lãi suất dư nợ giảm dần

Công thức để tính lãi suất dư nợ giảm dần của ngân hàng BIDV như sau:

  • Số tiền người vay phải thanh toán trong tháng đầu tiên = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * Lãi tín chấp tại thời điểm đăng ký vay;
  • Số tiền người vay phải thanh toán trong tháng thứ 2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả tháng đầu tiên) * Lãi suất vay tín chấp tại thời điểm vay;
  • Số tiền người vay phải thanh toán trong tháng thứ 3 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả trong tháng thứ 2) * Lãi suất vay tín chấp tại thời điểm vay;
  • …..
  • Số tiền người vay phải thanh toán trong tháng thứ 12 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc đã trả trong tháng thứ 11) * Lãi suất vay tín chấp tại thời điểm vay.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách tính lãi suất vay ngân hàng BIDV mà mọi khách hàng đều nên nắm khi có nhu cầu vay vốn tại BIDV. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn tính toán khoản vay và dự trù chính xác khả năng trả lãi của mình.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X