Trang chủNgân HàngBảo Hiểm Xã Hội là gì? Quyền lợi người lao động với...

Bảo Hiểm Xã Hội là gì? Quyền lợi người lao động với Bảo hiểm này ra sao?

Hiện nay vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội không còn là xa lạ đối với người lao động. Nhưng chắc hẳn bảo hiểm xã hội ra đời khi nào và có mấy loại, tác dụng của bảo hiểm xã hội ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giúp người lao động hiểu hơn về mối nghi vấn bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần tiền lương của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất đi một phần thu nhập do các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của các bên tham gia. Được sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia.

Bảo hiểm xã hội là gì rất nhiều người vẫn đang thắc mắc
Sổ bảo hiểm xã hội

>>Là người lao động nữ, đừng bỏ qua Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản Mới Nhất 2019 để tránh mất quyền lợi bởi công ty đang sử dụng chính sức lao động của mình.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, với chức năng thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thu, chi bảo hiểm thất nghiệp. Quản lý và sử dụng các nguồn quỹ như: quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đúng theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu ba sự quản lý. Thứ nhất là chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Thứ hai chịu sự quản lý của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, và thứ ba là chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về tài chính về các quỹ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội ra đời năm nào?

Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thành lập tại nước Phổ (nay là Cộng Hòa Liên Bang Đức) thời của Thủ tướng Otto von Bismarck (1850) và sau đó được hoàn thiện từ 1883-1889 với các chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự có mặt của cả ba thành viên trong xã hội là: người lao động; người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là  ở các nước châu Âu như Anh: 1991, Ý: 1919, Pháp: từ 1918…, tiếp đến là các nước châu Mỹ như: Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là ở các nước châu Phi, châu Á.

Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam xuất hiện từ những năm trước Cách mạng Tháng Tám từ các quỹ tương thân, tương ái, gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm giúp đỡ những người gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Trải qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến giai đoạn trước đổi mới (1975 – 1985), bảo hiểm xã hội Việt Nam từng bước hoàn thiện và cải cách chính sách phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế – xã hội của Đảng.

Quá trình xuất hiện bảo hiểm xã hội
Logo bảo hiểm xã hội

Từ ngày 01/01/1995, tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức hoạt động và có trách nhiệm thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của  bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đến cuối tháng 09/1995 đã có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 565 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đã thành lập cơ quan bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ, và bắt đầu tổ chức triển khai hoạt động để thực hiện nhiệm vụ từ 01/10/1995. Từ đó bảo hiểm xã hội dần cải tiến và phát triển như ngày nay.

Bảo hiểm xã hội gồm những loại nào?

Có 2 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 5 chế độ: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm 2 chế độ: hưu trí; tử tuất.

Bảo hiểm xã hội có tác dụng gì?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội như:

  • Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định;
  • Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình;
  • Được đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật bảo hiểm xã hội và đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội;
  • Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tham gia bảo hiểm xã hội. Hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Được quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Tác dụng của bảo hiểm xã hội
Đem bảo hiểm xã hội gần hơn với người dân

>>Click ngay: Có Nên Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Không? Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Ở Đâu? Để dử dụng Bảo Hiểm của mình một cách thông minh nhất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay:

Theo quy định mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể của bạn như sau:

  • Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 18%, trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1 % vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Cán bộ phổ biến bảo hiểm xã hội với người dân

Trên đây là tất cả các thông tin về bảo hiểm xã hội. Mong sẽ giải quyết được các thắc mắc về bảo hiểm xã hội là gì cũng như phần nào hỗ trợ bạn trong những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X