Trang chủNgân HàngTất tần tật kiến thức về Bảo Hiểm Xã Hội cho người...

Tất tần tật kiến thức về Bảo Hiểm Xã Hội cho người nước ngoài mới nhất [hienthinam]

Năm 2018, luật bảo hiểm xã hội có thêm các chính sách mới trong đó có chính sách về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài cụ thể về mức đóng, thời gian đóng, quyền lợi và hồ sơ thủ tục như thế nào các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.

Định nghĩa bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần tiền lương của người lao động khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các trường hợp sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thu, chi bảo hiểm thất nghiệp. Quản lý và sử dụng các quỹ bao gồm: quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Và chịu sự quản lý của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, cuối cùng là chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về tài chính về các quỹ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

bảo hiểm xã hội cho người nước ngaoif là trách nhiệm và quyền lợi của mọi người
Bảo hiểm xã hội là trách nhiệm và quyền lợi của mọi người

>>Click tìm hiểu ngay: Thứ 7 Bảo Hiểm Xã Hội Có Làm Việc Không? Giờ Làm Việc Của Bảo Hiểm Xã Hội để có thể sắp xếp thời gian đến làm việc hợp với thời gian của bạn nhất.

Các văn bản về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài lao động tại Việt Nam.

Công văn số: 5251/BHXH-QLT, ngày 03/12/2018 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội về Hướng dẫn tạm thời tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Công văn số: 2446/BHXH-QLT, ngày 29/11/2018 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn tạm thời tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài.

Công văn số: 1064/LĐTBXH-BHXH, ngày 18/3/2019 của Bộ lao động thương binh và xã hội về giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.

Công văn số: 679/BHXH-BT, ngày 7/3/2019 của Bảo hiểm xã hội về hướng dẫn thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề
Quầy hướng dẫn làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội

Về đối tượng người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, chưa đủ tuổi hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).

Các trường hợp người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm xã hội:

  • Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: nhà quản lý giám đốc điều hành; chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật lao động.

 Về mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:

Trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bắt đầu từ ngày 01/01/2022, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm đóng bằng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cuối cùng là 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

Căn cứ vào khả năng cân đối của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2020.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định. Nếu tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội phải bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi trong hợp đồng lao động theo khoản 11, Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung trong Bộ luật Lao động.

Phương thức đóng: là đóng hàng tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021
So sánh mức đóng bảo hiểm xã hội trong và ngoài nước

**Nếu bạn đang có 2 sổ BHXH Tham khảo ngay: Có Nên Gộp 2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Lại Không? Thủ Tục Gộp 2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Đơn Giản Nhanh Chóng để hưởng đầy đủ quyền lợi nhất.

Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài

Đối với Người lao động

 Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS. (Lưu ý: các mục dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, đã tham gia hay thay đổi thông tin.

Đối với lao động nước ngoài phải ghi rõ họ tên, quốc tịch theo chữ phiên âm quốc tế. Trường hợp có hồ sơ thay đổi thông tin do cơ quan nước ngoài cấp phải dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.)

Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS;
  • Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mẫu D02-TS.

Thời gian giải quyết hồ sơ

  • Cấp sổ bảo hiểm xã hội là 20 ngày làm việc;
  • Thay đổi điều kiện đóng phát sinh truy thu là 30 ngày làm việc.

Trên đây là tất cả các thông tin về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài. Mong sẽ giải quyết được các thắc mắc và giúp bạn thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng nhất.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X