Nhiều người lao động thắc mắc rằng đã đóng bảo hiểm xã hội 1 năm, 2 năm, 5 năm liên tục hay thậm chí là 15 năm, 30 năm tại công ty với mức đóng cả phần của công ty hỗ trợ và phần bị trừ vào lương hàng tháng. Vậy khi người lao động nghỉ việc và muốn thanh toán tiền bảo hiểm thì họ được hưởng bao nhiêu?
Chính sách đối với bảo hiểm xã hội 1 năm
Sau một năm nghỉ việc, nếu bạn không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, trong khi đó chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng BHXH một lần căn cứ vào quy định của pháp luật.
Vậy bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu tiền?
>>Nếu bạn cần đến sở BHXH làm việc đừng bỏ qua: Thời gian, lịch làm việc của BHXH để sắp xếp thời gian hợp lý đến giải quyết công việc bản thân.
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm tham gia BHXH. Bên cạnh đó thì mức hưởng không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo). Cụ thể như sau:
Mức hưởng = (1,5 x Mức lương bình quân tháng x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức lương bình quân tháng x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?
Số tiền nhận được của BHXH 2 năm căn cứ vào bình quân tiền lương tháng bạn đóng bảo hiểm và thời gian đóng. Cụ thể:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng cho những năm đóng từ 2014 trở đi.
- Tính BHXH trước ngày 1 tháng 1 năm 2014 : Thời gian đóng bảo hiểm tháng lẻ sẽ được chuyển sang đóng bảo hiểm vào thời gian 1 tháng 1 năm 2014 trở đi.
Như vậy, số tiền bạn có thể nhận được đối với BHXH 2 năm đó là:
Mức hưởng của BHXH 2 năm = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm tham gia BHXH trước năm 2014) + (2,0 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm tham gia BHXH sau năm 2014).
Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền?
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng mà bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được sẽ hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tiếp đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp (tối đa không quá 12 tháng).
Chính sách bảo hiểm xã hội 4 năm, 5 năm được bao nhiêu tiền?
>>Bạn có ý định nghỉ việc, phân vân BHXH đừng bỏ qua Quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tránh bị mất quyền lợi oan.
Quy tắc tính của bảo hiểm xã hội 4 năm, 5 năm tương tự nhau theo điều luật 60 của Luật BHXH năm 2014. Trong đó mức hưởng bảo hiểm của mỗi năm được xác định như sau:
- Đóng trước năm 2014 sẽ tính theo 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng;
- Từ năm 2014 trở đi tính vào 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội 7 năm được bao nhiêu tiền?
Bạn có 7 năm 4 tháng đóng BH thất nghiệp thì bạn sẽ được hưởng là 7 tháng trợ cấp thất nghiệp. Bên cạnh đó cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì nhận 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, trong trường hợp nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục, bảo hiểm 9 năm hay trên 3o năm và và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội năm 2019
Bảo hiểm xã hội không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của công ty đối với với người lao động, đây luôn là vấn đề thu hút được quan tâm của tất cả người lao động khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp hay tổ chức.
Các khoản bảo hiểm mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 6 năm 2017
- Bảo hiểm xã hội: Doanh nghiệp phải đóng 17%, người lao động đóng 8%;
- Bảo hiểm tai nạn lao động: Doanh nghiệp đóng 0,5%, người lao động đóng 0%;
- Bảo hiểm y tế: Doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1,5%;
- Bảo hiểm TN: Doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1%.
Vậy tổng cộng số phần trăm bắt buộc với các loại bảo hiểm là: Doanh nghiệp phải đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5%.
Mức bảo hiểm phải đóng = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH x Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm.
Mức tiền lương do tổ chức, doanh nghiệp quyết định
Từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc phải là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
Các khoản phụ cấp khác
- Các khoản phụ cấp khác phải được cộng vào để tham gia bảo hiểm bắt buộc
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về vấn đề lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện cơ sở vật chất, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp tiền chức vụ, chức danh, tiền trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thâm niên,…
- Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm bắt buộc
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các phúc lợi khác như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ lao động, thưởng sáng kiến, tiền ăn trưa, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại…Hỗ trợ khi người lao động có trong những dịp đặc biệt như sinh nhật người lao động hoặc người lao động thân nhân qua đời, có người thân kết hôn.
- Mức lương được thoả thuận trên Hợp đồng lao động
Ngày 16/11/2015 Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều lệ về hợp đồng lao động. Tại điều 4 của TT 47 quy định về mức Tiền lương và các chế độ khác ghi trong hợp đồng lao động như sau:
>>Click xem ngay: Thanh lý sổ bảo hiểm xã hội để tránh bị mất những quyền lợi mà người lao động không biết.
Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do bên sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật và được sự thỏa thuận của hai bên. Trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương tính theo giờ để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp l mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
+ Các khoản lương phụ cấp để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả công việc của người lao động
- Các khoản bổ sung khác bao gồm các khoản bổ sung mà đã có sự thỏa thuận của hai bên, cụ thể:
+ Các khoản bổ sung xác định cụ thể mức tiền cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả định kỳ trong mỗi tháng trả lương.
+ Các khoản bổ sung khác không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc dựa vào kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Bài viết trên cung cấp các thông tin liên quan đến mức tiền cũng như những phúc lợi được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội. Hy vọng rằng sẽ phần nào giúp giải đáp được những thắc mắc mà người lao động gặp phải khi tham gia bảo hiểm xã hội.