Trang chủNgân HàngChỉ số EPS là gì? Phân loại và cách tính chỉ số...

Chỉ số EPS là gì? Phân loại và cách tính chỉ số EPS chuẩn

Nếu bạn là nhà đầu tư thị trường chứng khoán, chắc chắn sẽ không còn xa lạ với chỉ số EPS. EPS là chỉ số tài chính quan trọng, giúp các nhà đầu tư thống kê được lợi nhuận giao dịch một cổ phiếu. Vậy chính xác thì chỉ số EPS là gì? Cách tính toán thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây từ Thông Tin Tài Chính.

Chỉ số EPS là gì?

EPS viết đầy đủ là Earning Per Share. Chỉ số EPS là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư nhận được từ 1 cổ phiếu. EPS cũng dùng để đánh giá khả năng sinh lời hay phân chia lãi suất cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường.

Chỉ số EPS được hiểu là khoản lợi nhuận sau thuế của các nhà đầu tư từ cổ phiếu

Chỉ số EPS được hiểu là khoản lợi nhuận sau thuế của các nhà đầu tư từ cổ phiếu

Để hiểu EPS là chỉ số gì, xem ví dụ sau: Doanh nghiệp phát hành 15 triệu cổ phiếu. Lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Như vậy, EPS của 1 cổ phiếu là khoảng 10 USD. Hiểu đơn giản, 10 USD là lợi nhuận có được từ 1 một cổ phiếu của doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số CPI là gì? Ý nghĩa, công thức, cách tính chỉ số CPI

Cách tính EPS

Chỉ số EPS là gì, cách tính ra sao? Thực tế, cách tính chỉ số EPS rất đơn giản, hãy theo dõi công thức sau đây:

EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng: tức là khoản lợi nhuận sau khi trừ các khoản phí liên quan như thuế, khấu hao, lãi suất…;
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: là lợi nhuận thu được từ các cổ phiếu ưu đãi, được niêm yết theo tỷ lệ cố định trên mệnh giá cổ phiếu;
  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: tính toán con số này rất khó bởi nó thường xuyên biến động theo thời gian. Thông thường, người ta sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ để tính toán.

>> Tìm hiểu ngay: Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa của nó đối với nhà đầu tư cổ phiếu

Phân loại chỉ số EPS

Bạn đã biết chỉ số EPS gồm những loại nào chưa?

Bạn đã biết chỉ số EPS gồm những loại nào chưa?

Chỉ số EPS gồm 2 loại:

  • EPS cơ bản (Basic EPS): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường. Công thức tính như sau:

EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

  • EPS pha loãng (Diluted EPS): Thường được doanh nghiệp sử dụng để hạn chế rủi ro và pha loãng lợi nhuận của 1 cổ phiếu. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, ESOP. EPS pha loãng có tính chính xác cao bởi nó đo lường, phản ánh được sự thay đổi của cổ phiếu qua từng sự kiện, biến cố. Cách tính:

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Ví dụ về cách tính chỉ số EPS

Để hiểu rõ chỉ số EPS là gì và cách tính, hãy tìm hiểu ví dụ cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam sau đây:

  • Cổ phiếu: VNM;
  • Lợi nhuận sau thuế    : 10.295 tỷ đồng (trong 4 quý gần nhất);
  • Cổ tức ưu đãi: 785 tỷ đồng (trả cổ tức ưu đãi trong kỳ);
  • KLCP bình quân: 1741 tỷ cổ phiếu (Bình quân khối lượng cổ phiếu lưu hành);
  • Vậy chỉ số EPS được tính như sau:

EPS = (10,295 – 785) / 1.741 = 5,463.4 (đồng/cổ phiếu).

Ý nghĩa của chỉ số EPS

Tóm lại, chỉ số EPS dùng để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của dự án hoặc doanh nghiệp. Ý nghĩa cụ thể như sau:

Chỉ số EPS thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp khi đầu tư chứng khoán

Chỉ số EPS thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp khi đầu tư chứng khoán

  • Chỉ số EPS là biến số duy nhất khi tính giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây cũng chính là bộ phận quan trọng cấu thành nên tỷ lệ P/E. P/E là lượng vốn cần thiết để có thể tạo ra net income (thu nhập ròng) cho các nhà đầu tư;
  • Hai doanh nghiệp có cùng tỷ lệ EPS nhưng trong đó có 1 doanh nghiệp ít cổ phần hơn. Nếu yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp nào có ít cổ phần sẽ tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Nhà đầu tư hãy lợi dụng kỹ thuật tính toán để có được con số EPS chính xác trước khi quyết định đầu tư;
  • Chỉ số EPS khi kết hợp cùng nhiều thước đo tài chính khác sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và độ chính xác của tỉ lệ trước khi xuống tay đầu tư.

Trên đây là giới thiệu chi tiết về chỉ số EPS là gì, phân loại và cách tính chỉ số EPS chuẩn nhất. Hi vọng qua đây, bạn có thể hiểu được giá trị mà EPS mang lại và có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

Bình Luận Facebook
Thúy Vy
Thúy Vy
Tôi là Thúy Vy - Chuyên về nội dung lĩnh vực tài chính. Hiện tại tôi là Biên tập viên Website Thongtintaichinh.vn với mong muốn mang tới bạn đọc những nội dung Đúng - Chuẩn - Nhanh nhất giúp bạn đọc sớm nắm bắt thông tin về các Ngân hàng, các vấn đề tài chính để có quyết định tài chính đúng đắn nhất cho bản thân.
RELATED ARTICLES

ĐƯỢC QUAN TÂM

X